Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả CT ghi "theo dõi lao phổi", em mắc bệnh gì thưa BS?

Câu hỏi

Chào BS, Một năm trước em có chụp Xquang tim phổi thì phát hiện thấy có hình ảnh đám mờ thùy trên phổi trái, sau đó chụp CT thì cho chẩn đoán là theo dõi lao phổi. Sau đó em nhập viện và nội soi phế quản nhưng không tìm ra được em bị gì và cho em xuất viện. Một năm sau em chụp CT phổi thì vẫn ra chẩn đoán là theo dõi lao phổi. Em xét nghiệm đờm thì âm tính với lao phổi. Em không ho nhưng bị đau nhức bả vai trái và thi thoảng đau lan xuống cánh tay trái. Em rất lo lắng vì không biết mình bị gì. Em đọc trên mạng các thông tin liên quan đến u phổi lại càng thêm lo lắng. Mong BS cho em lời khuyên.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Kết quả chụp CT phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Kết quả chụp CT phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tổn thương ở đỉnh phổi có thể là lao phổi, nấm phổi, u lành tính hay u ác tính. Trong lần nội soi phế quản trước, có lẽ do xét nghiệm lao âm tính và không có nhiều dữ kiện để nghi ngờ ung thư nên BS đã cho em xuất viện để theo dõi thêm. Đây là dấu hiệu khả quan, em không nên lo lắng quá.

Hiện tại em đã có 2 phim CT để đối chiếu, so sánh sự phát triển tổn thương để xác định nguyên nhân. Em nên mang kết quả này tới BV có chuyên khoa Hô hấp để BS tư vấn trực tiếp cho em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn… gây ra nhiều bệnh từ nhẹ đến nặng ở phổi như ho khan, ho có đờm, khó thở với bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, ung thư phổi…

Hiện nay, số người bị các bệnh liên quan đến phổi chiếm tỷ lệ cao. Đối tượng thường mắc các căn bệnh ở phổi ở hầu khắp mọi độ tuổi, giới tính nhất là trẻ nhỏ, người già có sức đề kháng kém. Nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi phần lớn là do hút thuốc lá, nhiễm trùng, di truyền, làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại…

Khi gặp các vấn đề về phổi, tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của phổi và các bộ phận hô hấp liên quan mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng bệnh phổi thường gặp như: Ho (ho có đờm đặc màu trắng, xám vàng hoặc xanh lục, ho ra máu), thở khò khè, sốt, mệt mỏi, khó thở, thường xuyên bị nhiễm trùng, kém ăn, đau vai…

Khi phổi bị tổn thương sẽ dẫn tới một số vấn đề như:

Hen suyễn: Là hiện tượng đường thở bị viêm, nhiễm trùng, đôi khi có những cơn co thắt gây khò khè và khó thở cho người bệnh do phổi gây ra.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Một bệnh lý ở phổi gồm có hai bệnh lý chính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Bệnh COPD này khiến cho bạn có cảm giác khó thở và khó chịu. Với bệnh lý khí phế thũng còn làm máu có nhiều carbondioxide hơn là ôxy.

Viêm phế quản: Là tình trạng viêm của lớp niêm mạch trong ống phế quản. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do nhiễm trùng đường hô hấp như lạnh, virus, vi khuẩn.

Xơ nang phổi: Đây là kết quả chất nhầy tích lũy trong nhiễm trùng phổi được lặp đi lặp lại.

Bên cạnh đó, bệnh phổi còn ảnh hưởng tới các phế nang gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính… Hoặc tác động xấu tới mạch máu gây tắc mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng đến màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ung trung biểu mô...

Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan tới bệnh phổi, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp kiểm tra thể trạng, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Chụp chiếu bằng Xquang vùng ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Phương pháp điều trị bệnh phổi gồm nội khoa và ngoại khoa. Nội khoa như sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm... Bên cạnh đó, phương pháp điều trị bằng Đông y như thuốc nam, thuốc bắc; tập luyện hít thở cũng được áp dụng điều trị các bệnh lý liên quan tới phổi. Ngoại khoa như phẫu thuật u phổi…


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X