Hotline 24/7
08983-08983

Hậu môn xuất hiện phần thịt dư, không đau, có phải là bệnh trĩ không?

Câu hỏi

Chào BS, Em 30 tuổi, vừa sinh con đầu lòng, khi mang thai và sau sinh thì có phần thịt bị lòi ra hậu môn khi đi đại tiện, nhưng không đau, bình thường cũng không lồi ra. Vậy em cần uống thuốc gì cho teo lại được không, có phải là bệnh trĩ không BS? Em cảm ơn BS.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

“Khi mang thai và sau sinh thì có phần thịt bị lòi ra hậu môn khi đi đại tiện, nhưng không có đau, bình thường cũng không lồi ra” chính là búi trĩ, và mức độ của em là trĩ độ 2 mà thôi (còn nhẹ). Trĩ rất thường gặp ở thai phụ sau sanh, đặc biệt là những thai phụ sinh thường (tức là sinh qua ngã âm đạo, không có mổ bụng bắt con). Bệnh này không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng chủ yếu gây khó chịu cho người bệnh.

Rất tiếc là BS không thể kê thuốc cho em do không thăm khám trực tiếp, đó là luật khám chữa bệnh. Em nên khám chueyen khoa Sản để BS kê thuốc phù hợp cho em.

Bên cạnh đó, em chú ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, hạn chế đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, tăng cường rau xanh, trái cây và đặc biệt là uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày, vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài bằng nước rửa phụ khoa chuyên dành cho bà bầu cho con bú, trường hợp nhà có bồn cầu mới không phải dạng ngồi xổm thì khi đi cầu nhớ kê thêm 1 cái ghế dưới 2 chân, em nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

- Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh trĩ:

- Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón
- Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ
- Không dùng giấy vệ sinh khô ráp: bạn nên vệ sinh hậu môn bằng khăn giấy ướt không chứa chất tạo mùi sau khi đi vệ sinh
- Chườm nước đá để làm giảm sưng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trĩ là bệnh vùng hậu môn trực tràng. Nguyên nhân gây bệnh trĩ một phần do yếu tố di truyền, một phần do chế độ ăn uống sinh hoạt và các bệnh lý làm tăng áp lực tĩnh mạch khác. Một khi trĩ có biến chứng sa ra ngoài nhiều, chảy máu hoặc búi trĩ nghẹt, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn điều trị thích hợp. Những trường hợp trĩ nhẹ hơn, bạn cũng nên đi khám bệnh sớm. Bác sĩ không chỉ kê toa thuốc mà còn cho bạn những lời khuyên về cách chăm sóc và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X