Hotline 24/7
08983-08983

Gò má sưng to và nhô cao sau phẫu thuật nâng xương có sao không?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Embị tai nạn nên gãy gò má, được chỉ định mổ nâng xương gò má. Bây giờ là được hơn 10 ngày nhưng gò má em thấy sưng to và nhô cao hơn bên kia là vì sao ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Gò má bị sưng sau phẫu thuật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gò má bị sưng sau phẫu thuật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm viêm nhiễm, tụ máu, chỉnh hình chưa cân đối...

Do đó, em nên tái khám bác sĩ đã điều trị cho em, để bác sĩ đánh giá lại tình trạng lành thương và có hướng xử trí thích hợp tùy nguyên nhân, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Gãy xương gò má là một chấn thương hay gặp vùng hàm mặt thường do ngã đập vùng gò má vào vật cứng. Gãy xương gò má là một trong những loại chấn thương phức tạp nhất trong chấn thương hàm mặt.

Những yếu tố cần phải đánh giá khi thực hiện phẫu thuật xương gò má là mức độ di lệch, các triệu chứng liên quan hốc mắt: song thị, di lệch nhãn cầu, tình trạng há miệng hạn chế, tình trạng sai khớp cắn... Ngoài ra, thời gian chấn thương cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn chỉ định điều trị.

Mục đích của điều trị là nắn chỉnh biến dạng xương và phục hồi thẩm mỹ cũng như chức năng của phần xương gãy. Để ổn định xương gò má trong không gian ba chiều sau khi nắn chỉnh, thì nên kết hợp xương. Phẫu thuật nên tiến hành ở ngày thứ 4 - 8 sau chấn thương khi đã hết phù nề, nhưng chú ý không nên để quá lâu. Điều trị bao gồm hai bước: nắn chỉnh và cố định.

- Nắn chỉnh để phục hồi lại đường viền và kích thước của ổ mắt, giải phóng chèn ép dây thần kinh dưới ổ mắt. Phục hồi lại các chức năng của nhãn cầu - mi mắt bằng việc phục hồi lại dây chằng mi mắt ngoài và sàn ổ mắt.

- Cố định: Đối với những trường hợp gãy đơn giản sau khi nắn chỉnh các đầu mảnh gãy cài chắc vào nhau thì ta có thể không cần kết hợp cố định. Cố định xương gò má trong vòng 3 tuần để xương có thể liền vững.

Sau khi phẫu thuật, có thể mặt vẫn bị sưng đau, miệng vẫn bị méo và vùng môi tê. Phải chờ sau khoảng 6 tuần thì mới có thể hết các triệu chứng kể trên. Thời gian này, bạn cần tập vận động hàm. Cần tập ít nhất 5 - 6 lần mỗi ngày bằng dụng cụ mở miệng hoặc đơn giản hơn dùng cây đè lưỡi chêm vào giữa hai hàm với số lượng tăng dần đều mỗi ngày đến khi đạt yêu cầu. Nếu điều trị không tốt thì có thể để lại các di chứng về thẩm mỹ và chức năng như: xẹp gò má, lõm mắt, lạc chỗ mi mắt ngoài, viêm xoang hàm tái diễn...

Để chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má tốt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- 3 - 4 ngày sau phẫu thuật vết thương thường có dấu hiệu sưng đau, sau đó giảm dần và chấm dứt hoàn toàn khoảng 1 tuần. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì bị đau trong thời gian này có thể sử dụng khăn lạnh để chườm, tuy nhiên không dùng đá lạnh đắp trực tiếp lên trên.

- Nên súc miệng hàng ngày với nước muối ấm loãng sau mỗi lần chải răng để giúp vết thương sát khuẩn, tránh nhiễm trùng, đặc biệt trong thời gian 1 tuần sau phẫu thuật nên thực hiện thường xuyên hơn.

- Uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng theo toa bác sĩ đã kê, không tự ý mua thêm thuốc bên ngoài dùng nếu không được bác sĩ chỉ định.

- Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ đã chỉ định trước đó. Nếu trong thời gian chờ thăm khám lại nhưng tình trạng vết thương có các dấu hiệu bất thường như sưng đau không dứt, má bị sưng tím, mắt nhìn không rõ,… nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

* Cách ăn uống sau phẫu thuật:

- Trong tuần đầu tiên chỉ nên ăn nhai những loại thức ăn mềm, mịn, dễ nhai như cháo, súp, các món hầm được ninh nhừ kỹ, thức ăn xay nhuyễn,… nhằm giúp cung hàm hoạt động ít, hạn chế gây đau cho vết thương.

- Nên bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả như cà rốt, dâu tây, đu đủ, rau diếp cá, dưa chuột, súp lơ,… nhưng cần chế biến hợp lý, có thể ép hoặc xay thành sinh tố, nước trái cây để sử dụng.

- Hạn chế ăn nhiều loại thức ăn nhạy cảm như quá nóng, lạnh hoặc nhiều gia vị. Không nên ăn thịt gà, nếp và các sản phẩm làm từ nếp, rau muống,… vì có thể làm vết thương sưng đau nhiều hơn.

- Không dùng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian vết thương chưa lành hẳn, vì các loại này có thể khiến vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X