Hotline 24/7
08983-08983

Gần sanh nhưng sữa chưa về, làm sao cho con bú?

Câu hỏi

Thưa BS, Tình hình là gần sanh mà em thấy sữa chưa về em lo quá, ám ảnh đứa đầu cũng vậy và kết quả là em mất sữa ở tháng thứ 3. Bây giờ em nên cải thiện tình hình này như thế nào để có sữa cho con bú thưa BS?

Trả lời
ThS.BS Trần Thị Kim Xuyến - Trưởng Khoa Sản, BV Quốc tế City
ThS.BS Trần Thị Kim Xuyến - Trưởng Khoa Sản, BV Quốc tế City

Chào em,

Bà bầu không nên vắt sữa non với ba 3 lý do:

Thứ nhất, vắt sữa non kích thích đầu vú, gây tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây sinh non. Đặc biệt với những trường hợp từng đẻ mổ hay có nhau tiền đạo, nếu có cơn gò tử cung sẽ dễ gây ra xuất huyết âm đạo ồ ạt, rất nguy hiểm.

Thứ hai, sữa non thực sự rất tốt và quý với trẻ mới sinh. Thông thường, khi sinh con, bà mẹ có cơ chế sinh lý tiết prolactin giúp tạo sữa đáp ứng vừa đủ nhu cầu của con. Khi đó, trẻ vừa chào đời có thể bú mẹ ngay và hưởng trọn lượng sữa non quý giá. Một số trường hợp trẻ phải cách ly mẹ có thể phải bú sữa công thức. Mặc dù so với sữa mẹ thì sữa công thức không tốt bằng, nhưng cũng không có nghĩa là có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Lý do thứ ba là khâu bảo quản sữa non nếu không đảm bảo các yếu tố như bình chứa hay bàn tay người vắt vô trùng, nhiệt độ phù hợp… thì có thể nhiễm khuẩn và trở nên nguy hiểm với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính an toàn, hiệu quả và liệu có sự khác biệt về dinh dưỡng giữa sữa non trước sinh và sữa non được sản xuất sau sinh.

Một số trường hợp các bà mẹ vắt sữa trước khi sanh sẽ gây các ảnh hưởng sau, các bạn cần lưu ý:

- Khi vắt sữa non sẽ gây vỡ tử cung, xuất huyết ào ạt
 
- Vắt sữa ko đảm bảo được vô trùng

- Môi trường trữ sữa non có được vô trùng hay không? Trường hợp này hay dẫn đến trẻ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Những tuyến sữa đã bắt đầu sản xuất sữa từ rất lâu trước khi em bé ra đời. Có thể, ở tuần thứ 14 của thai kỳ thì quá trình này đã được khởi động rồi. Và tình trạng chảy sữa khi mang thai, dù không mang đến cảm giác dễ chịu, là một tín hiệu cơ thể đã sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng khi bỗng nhiên thấy hiện tượng này mà ngược lại, nên yên tâm và thoải mái.

Thực thế, hiện tượng này không mang đến cảm giác đau đớn hay mệt mỏi, chỉ là một chút bối rối nếu mẹ bầu đang ở chốn công cộng. Nếu muốn hạn chế tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một vài cách dưới đây:

- Tạo chút áp lực lên đầu ngực: Ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.

- Dùng miếng thấm sữa: Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực và chúng sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực. Sau đó, mẹ hãy thay miếng lót khi cảm thấy chúng đã đủ ướt.

- Chọn quần áo có hoa văn: Các loại vải có hoa văn sẽ giúp mẹ che giấu được vết sữa loang ra trong trường hợp sữa bị thấm ra lớp áo ngoài.

- Mang theo áo ngực dự phòng: Nếu bị chảy sữa nhiều, tốt nhất mẹ nên để sẵn một chiếc áo ngực khác ở trong túi để thay thế cho chiếc bị ướt.


ThS.BS Trần Thị Kim Xuyến
Trưởng Khoa Sản, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X