ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
BS ơi, gần đây em hay bị chướng bụng. Có cảm giác bụng hơi to, ăn mau no và thường đau âm ỉ (không đau dữ dội mà chỉ âm ỉ để em cảm giác được là “nó không bình thường”). Cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt nhưng có hơi khó chịu vì bụng cứ căng căng lên mặc dù chưa ăn gì. Trước đây, em có đi siêu âm 1 lần, BS bảo bình thường, không cho uống thuốc, tự nó hết. 2 tuần gần đây, triệu chứng như cũ, BS ơi. Em đi ngoài 2 lần/ngày, vị trí đau âm ỉ ở quanh khu vực bên trái rốn, bóp hay ấn vào không đau. Xin cám ơn BS. (Quyền Vũ, 22 tuổi, Cao 1,72, 55kg - Q.Tân Bình, TPHCM)
ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chào Quyền Vũ,
Với các triệu chứng mô tả, theo chúng tôi, em có 3 "vấn đề":
- Bị đầy hơi kèm theo đau âm ỉ quanh rốn bên trái nhưng siêu âm bụng bình thường
- Từng bị tương tự và tự hết.
- Đi cầu 2 lần/ngày.
Chúng tôi xin giải đáp cho em như sau:
- Về việc đi ngoài 2 lần/ngày, phân bình thường là chuyện hoàn toàn bình thường em nhé.
Tùy theo sinh lý có thể đi cầu 1-2 lần/ ngày hoặc 2 ngày/ lần nếu cảm giác “mắc đi ngoài” bình thường. Không bị cảm giác mót rặn liên tục, phân mềm, vàng, không lẫn đàm máu, không đau quặn bụng sau khi đi cầu xong.
- Em không nói rõ em bị các triệu chứng “Có cảm giác bụng hơi to, ăn mau no và thường đau âm ỉ” bao lâu rồi nhưng nếu em bị từng đợt như vậy cách nay ít nhất 3 tháng cộng với tuổi còn trẻ, cân nặng vừa phải và nếu em không bị sụt cân, nhiều khả năng em bị hội chứng ruột kích thích.
Bệnh này là bệnh khá lành tính vì nó chỉ là những rối loạn về hoạt động chức năng của toàn bộ ống tiêu hóa. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu.
Em nên làm gì?
Trước mắt có thể áp dụng các biện pháp sau, nếu chưa có điều kiện đi khám bác sĩ.
- Tập thể dục
- Hạn chế thức khuya
- Ăn uống điều độ, đúng giờ
- Hạn chế thức ăn béo, chiên xào, bớt tinh bột
- Nên ăn thức ăn nấu chín, hạn chế ăn rau sống (nên ăn canh hay rau luộc)
- Uống nhiều nước lọc
Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần thực hiện các biện pháp trên nhưng triệu chứng không cải thiện rõ hoặc sụt cân, em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để được khám bệnh cụ thể và xét nghiệm phân, máu hoặc nội soi.
Với em thì ngoài bệnh hội chứng ruột kích thích như tôi dự đoán, có thể có những nguyên nhân khác nữa như viêm đại tràng, nhiễm vi khuẩn H.pylori, nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột, viêm loét dạ dày, bị loạn khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân khác, …
BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội Tiêu hóa - BV
Nguyễn Tri Phương
Giảng viên - Đại học Y Khoa Phạm
Ngọc Thạch
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình