Hotline 24/7
08983-08983

Em bị viêm mũi dị ứng gần 10 năm chưa khỏi, AloBacsi ơi?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em bị viêm mũi dị ứng đã gần 10 năm, và cũng có đi khám và uống thuốc nhiều nơi nhưng uống thuốc thì khỏe, ngưng thuốc lại thì bệnh. Em cũng mua thuốc bắc uống lâu dài cỡ 7 tháng thì lại ngưng vì mang bầu, sau đó em cũng tiếp tục khám và uống thuốc tây, thuốc bắc như vậy nhưng bệnh của em vẫn không hết. Giờ trong cuối vòm họng và mắt của em rất ngứa. Nhất là đêm khi ngủ, còn trong vòm họng và nơi đường thở của lỗ mũi đi qua thì khô và ngứa rát khó chịu. Xin hỏi em bị gì, có bị ung thư vòm họng không và điều trị như thế nào? (Ngọc Mỹ - Tây Ninh)

Trả lời
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào bạn Ngọc Mỹ,

Qua mô tả, bạn mắc chứng viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh liên quan tới nhiều nguyên nhân phức tạp: môi trường, ăn uống, không khí, cơ địa, nhiệt độ, độ ẩm, khói, bụi, phấn hoa...

AloBacsi xin hướng dẫn những nguyên tắc điều trị và phòng ngừa sau:

- Làm sạch dịch mũi: Khi viêm dị ứng, dịch tiết nhiều, làm cho mũi nghẹt, phải vệ sinh mũi xoang bằng cách: dùng chai nước muối 0.9% loại 500ml, treo cao khoảng 2 m, gắn dây dịch truyền dịch vào chai (tháo bỏ phần kim truyền, gắn ống hút vào thay thế), bạn ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, dưới chân hứng chậu nước, mở khóa van cho nước muối xịt vào hốc mũi từng bên, như vậy các chất tiết nhầy sẽ loãng và bị trôi ra, làm cho sạch mũi. Ngày làm 1-2 lần tùy mức độ tiết dịch và sự khó chịu của mũi.

- Thuốc chống dị ứng tại chỗ: Sau khi mũi sạch, thoáng, dùng thuốc corticoid ( Rhinocort, Flixonase…) xịt mũi mỗi ngày 1 lần, lần 2 nhát bóp, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng tại chỗ, thuốc ít tác dụng phụ (súc miệng sau xịt thuốc). Thuốc có thể dùng nhiều tháng.

Phòng ngừa: là bước rất quan trọng, do chính người bệnh phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài: 

- Tránh khói, bụi, lạnh, nóng… loại trừ các nguyên nhân và yếu tố phối hợp gây bệnh (nếu có thể được).

- Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch, thoáng, grap giường phải thường xuyên gặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim…

- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong phòng ngừa dị ứng (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…).

- Chế độ ăn: không ăn những thực phẩm gây dị ứng: bản thân phải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũi thì lần sau không dùng.

- Nên tới bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khám chẩn đoán tình trạng bệnh lý, đồng thời khám sức khỏe tổng quát, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe chung.        



AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X