Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Điều trị nhọt tái phát ở vành tai như thế nào?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Em bị sưng cục nhọt ở ngoài vành tai trái, đi khám được bác sĩ gây tê và dùng dao vạch ra và nặn nhọt ra toàn là máu tươi. Cách ngày sau thì cục nhọt lại xuất hiện và sưng to, nhức hơn lần trước. Em không biết phải làm sao để chữa khỏi bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em rất biết ơn.
Trả lời
Vấn đề của em là "cách chữa nhọt ở tai" không có gì phức tạp, vấn đề nằm ở chỗ cục nhọt sau khi được rạch da và nặn máu mủ 1 lần thì những ngày sau em vẫn phải tiếp tục thay băng, rửa vết thương, tiếp tục nặn máu mủ cho ra sạch những ngày sau đó, kết hợp với uống thuốc thì cục nhọt mới lành được. Chứ không phải là bác sĩ rạch ra, nặn mủ 1 lần là xong.
Trân trọng.
Nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra nhọt. khi bị nhọt, bạn nên tránh xa đồ ăn dầu mỡ, chất đường ngọt bởi nhọt hay gặp ở những người có đường huyết cao. Đặc biệt, đường huyết càng cao, nguy cơ nhiễm trùng càng lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng bia rượu và các chất kích thích khác. Người bị nhọt không được trực tiếp sờ, xoa, nhất là tự ý chích. Bệnh nhân chỉ được bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc nước muối đặc bên ngoài kèm theo uống thuốc kháng sinh đủ liều, đúng liều, uống sớm. Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhọt mới có thể khỏi. Để phòng mụn nhọt, chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình