Hotline 24/7
08983-08983

Đi vệ sinh ra máu, dấu hiệu bệnh trĩ hay bao tử?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Em đi vệ sinh ra máu sau khi nhậu, đỏ cả bồn cầu. Em mới bị 2-3 ngày nay, trước kia không bị, hiện giờ thì vẫn còn đi cầu ra máu nhưng có bớt chút ít. Vậy là em bị trĩ hay bị bao tử vậy bác sĩ?

Trả lời

ThS.BS Khâu Minh Tuấn

ThS.BS Khâu Minh Tuấn

Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115

Đi vệ sinh có máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đi vệ sinh có máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Khoa,

Xuất huyết tiêu hóa bao gồm xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Xuất huyết tiêu hóa trên có các triệu chứng nôn ra máu, đi tiêu phân sệt đen do máu sau khi đi qua dạ dày và ruột đã bị các men tiêu hóa chuyển hóa. Xuất huyết tiêu hóa dưới thường tiêu máu đỏ tươi.

Theo như bạn mô tả, có thể bạn xuất huyết tiêu hóa dưới. Nguyên nhân thường gặp là trĩ và nứt hậu môn. Bạn nên đến khám tại bệnh viện để được nội soi đại trực tràng chẩn đoán.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa từ góc Treitz đến hậu môn, chiếm khoảng 20% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, 95% có nguồn gốc từ đại trực tràng và còn lại là từ ruột non.

Biểu hiện lâm sàng có thể là đi cầu phân đen hoặc ra máu tươi, diễn tiến có thể từ nhẹ không đáng kể cho đến mức độ sốc cần hồi sức.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới bao gồm:

- Bệnh lý túi thừa đại tràng, ruột non.

- Loạn sản mạch máu

- U đại tràng, ruột non lành hay ác tính.

- Viêm đại trực tràng, ruột non

- Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng

- Các nguyên nhân ít gặp khác: Dò động mạch chủ ruột non, vỡ phình động mạch chủ bụng; Hemophilia; Giảm tiểu cầu; Dùng thuốc kháng đông; Suy thận mãn...

Điều trị cũng như những trường hợp xuất huyết tiêu hóa khác: hồi sức nội khoa là ưu tiên sau đó cần xác định vị trí chảy máu, nguyên nhân chảy máu và xử lý đặc hiệu nguyên nhân này.

Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp:

- Huyết động không ổn định dù đã hồi sức tích cực ( truyền > 6 đơn vị máu);

- Can thiệp bằng nội soi thất bại;

- Chảy máu tái phát sau khi đã cầm máu thành công (> 2 lần cầm máu bằng nội soi);

- Sốc kèm với chảy máu tái phát;

- Chảy máu ít, liên tục cần truyền trên 3 đơn vị máu / ngày.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X