Hotline 24/7
08983-08983

Đau thần kinh tọa cần vận động nhiều?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Em bị đau thần kinh tọa khá nặng, có ý kiến cho rằng đừng vì đau nhức mà ít vận động, và cũng có người bảo bị đau thần kinh tọa không nên nằm võng. Mong bác sĩ cho em lời khuyên, em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào anh,

Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất cơ thể, cấu tạo từ nhiều rễ thần kinh độc lập, xuất phát từ tuỷ sống. Dấu hiệu của đau thần kinh toạ là đau từ thắt lưng lan ra đến hông, mông và chân. Đau tăng lên khi cúi lưng, ho, ngồi, hoặc hắt hơi. Đau thần kinh cũng có thể gây ngứa ran, tê hoặc yếu chân.

Nguyên nhân gây đau là do rễ thần kinh bị chèn ép, thường gặp trong các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, lao cột sống, xẹp đốt sống, khối u chèn ép… Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân ở người trung niên và cao tuổi là do thoát vị đĩa đệm. Ngồi một chỗ nhiều, ít vận động, béo phì… là những nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm và làm cho cơn đau thần kinh toạ dễ tái phát và khó điều trị hơn.

Đương nhiên, khi thần kinh đang đau nhiều, anh cần tạm thời nghỉ ngơi để vùng tổn thương được hồi phục, nhưng sau đó nên tập vật lý trị liệu tích cực để cột sống dẻo dai, hạn chế cơn đau tái phát.

Bên cạnh tập thể dục thường xuyên, anh có thể phòng bệnh bằng các phương pháp khác như giữ cho tư thế luôn thẳng, tránh còng lưng, hạn chế mang vác nặng, tránh nằm võng và các loại nệm quá mềm, trũng, tránh hút thuốc, uống rượu bia và giữ cân nặng vừa phải anh nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Đau thần kinh tọa có chỉ định điều trị nội khoa theo nguyên nhân gây bệnh: gồm nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc giảm đau, kết hợp phục hồi chức năng kéo dãn cột sống. Bệnh nhân đeo đai cột sống khi đi lại. Thông thường tình trạng đau sẽ cải thiện sau 2 đến 3 tuần điều trị.

Điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp sau:

- Liệt và teo cơ: bệnh nhân nên phẫu thuật sớm để tránh tàn phế
- Đau dữ dội: Tình trạng bệnh không tiến triển sau điều trị tích cực nhiều tháng (thường là 3 tháng)
- Tái phát nhiều lần và tình trạng đau ngày càng nặng lên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa: khi bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiểu tiện, són tiểu khi gắng sức, rối loạn cơ tròn hậu môn, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn cảm giác vùng yên ngựa, yếu chi dưới. Người bệnh nên được phẫu thuật sớm để tránh để lại di chứng cho người bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X