Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Đau bụng trên rốn, khó thở, triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Thưa BS, Cháu bị đau trên vùng rốn, và rất khó thở, cảm thấy đói nhưng không ăn được. Vậy cháu mắc bệnh gì?
Trả lời
Thông tin em cung cấp còn khá mơ hồ, tôi không rõ em đau bụng mấy ngày rồi, đau quặn hay liên tục âm ỉ, đau có lan không, đau nhiều khi đói hay sau ăn, có sốt không, có rối loạn đi cầu không, em đã khám và điều trị gì chưa... Do đó tôi chưa thể định hướng được bệnh của em. Triệu chứng của em có thể gặp trong rất nhiều bệnh cảnh khác nhau, như viêm dạ dày tá tràng, bệnh gan mật... Em cần đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó BS sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé.
Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày.
Thân mến.
Đau vùng trên rốn còn gọi là đau thượng vị. Đau vùng trên rốn gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em nhưng người trưởng thành, đặc biệt là người có tuổi thường gặp phải chứng đau vùng trên rốn gây không ít phiền muộn cho người bệnh, thậm chí đôi lúc xảy ra nguy hiểm (thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận...). Đau bụng quằn quại sau khi vận động hay sau khi đi xe bị xóc nhiều có thể là cơn đau của sỏi thận, niệu quản (lệch sang phải hay lệch sang trái hoặc cả 2 bên, nếu bị sỏi thận, niệu quản cả 2 bên). Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh (sốt rét, hoặc do chấn thương). Ở nước ta, đau vùng trên rốn do bệnh của dạ dày - tá tràng gặp khá phổ biến. Nguyên nhân của viêm, loét dạ dày - tá tràng có thể do dùng một số thuốc hoặc do uống quá nhiều rượu, bia hoặc do vi khuẩn HP. Viêm, loét dạ dày hành tá tràng do vi khuẩn HP chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng trên 90%). Bệnh thường đau bụng vùng trên rốn, kem theo có thể ợ hơi, ợ chua, và rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường xuất hiện ban đêm gây đau đớn, mất ngủ triền miên làm cho sức khỏe giảm sút hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết thì cơn đau thượng vị xuất hiện hoặc tái phát. Để chẩn đoán đau vùng trên rốn có thể siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản), tụy, lách. Khi nghi ngờ bệnh của dạ dày có thể chụp dạ dày có thuốc cản quang và chụp lúc đói. Hiện nay, nội soi dạ dày đang có xu hướng phát triển và rất tốt cho việc chẩn đoán bệnh dạ dày. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình