Hotline 24/7
08983-08983

Có nên chích ngừa ngay khi bị chuột cắn?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Hôm 11 giờ thứ 6 tôi bị chuột cắn, vết thương như kim đâm. Tôi nặn máu ra và sát trùng bằng nước IODINE, chờ tới thứ hai mới tim ngừa. Xin hỏi bác sĩ có bị làm sao không?

Trả lời
Chuột cắn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chuột cắn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Về nguyên lý thì bệnh dại có thể lây nhiễm qua vết cắn của động vật có vú, mà chuột là một động vật có vú. Tại Việt Nam, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu (97%), kế đó là mèo (2,7%). Số liệu bệnh dại do chuột cắn tại nước ta không thấy nói tới, ít ra là nhiều năm gần đây. Để yên tâm, bạn nên tiêm ngừa dại.

Ngoài ra, khi bị một vết thương làm trầy xước hoặc rách hở da thì ở tại chỗ bị thương tổn trực khuẩn uốn ván từ môi trường bị nhiễm bẩn chung quanh có thể xâm nhập vào và gây bệnh. Vì vậy khi bị vết thương, cần tiêm phòng uốn ván để chủ động bảo vệ an toàn, ngăn ngừa trước những hậu quả nặng nề có thể xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng.

Mũi SAT tốt nhất nên tiêm trong vòng 24h sau khi bị thương, tại các bệnh viện có cấp cứu chấn thương đều có loại huyết thanh này. Ngoài ra bạn cũng nên tiêm cùng lúc VAT để phòng ngừa giai đoạn về sau bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Các vết cào cắn do chuột có thể là đường vào của các bệnh như Dại, Sốt chuột cắn...

Các vết thương cần được chăm sóc y tế đúng mức như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidin, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc tây.

Người bị chuột cắn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.

- Kiểm soát sự phát triển của chuột:

+ Biện pháp dân gian nuôi mèo bắt chuột vẫn được coi là biện pháp hiệu quả và an toàn. Các biện pháp như đặt bẫy lồng, keo dính cũng được khuyến khích sử dụng trong hộ gia đình.

+ Sử dụng hóa chất để diệt chuột.

+ Tại đô thị, nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.

+ Tại khu vực nông thôn hoặc vùng ven có nhiều đất trống, việc chôn lấp xác chuột được khuyến khích thực hiện.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế nơi ẩn náu của chuột và xử lý vệ sinh tại những nơi có chuột:

+ Giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch thoáng, không chất đống các đồ đạc không dùng đến sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của chuột trong nhà. Các cánh cửa nhà, cửa tủ đóng kín cũng sẽ ngăn cản chuột xâm nhập từ bên ngoài.

+ Bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

+ Sử dụng găng tay cao su lúc dọn dẹp nhà cửa khi nghi ngờ có chuột để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột.

+ Nếu phát hiện có phân hoặc nước tiểu của chuột, phải dùng nước Javel pha theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn chai để lau sạch bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

+ Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X