Hotline 24/7
08983-08983

Các dấu hiệu điển hình của thoát vị bẹn?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, cháu bị sa ruột xuống bìu cách đây khoảng 17 - 19 năm rồi, bây giờ lâu lâu cứ bị đau, không biết có sao không? Giờ có nên mổ sớm hay thế nào ạ? Cháu ở Đăk nông nên bác sĩ tư vấn giúp cháu chỗ nào mổ là an toàn nhất được không ạ? (M Cao - baok...@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh: Internet
Chào em,

Vùng bẹn có những lỗ tự nhiên trong quá trình phát triển của bào thai một số cấu trúc giải phẫu đi qua để xuống dưới, như tinh hoàn chạy xuống bìu ở nam giới. Khi những lỗ giải phẫu này rộng, có thể đó là nguồn gốc của thoát vị bẹn, thoát vị đùi, từ đó một phần các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ tự nhiên giãn rộng này. Thoát vị bẹn biểu hiện bằng hiện tượng sưng phồng tại vùng bẹn, phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức. Thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Thoát vị ở trẻ em là hậu quả của bất thường bẩm sinh.

Theo thời gian, tiến triển tự nhiên của bệnh sẽ làm tăng khó chịu cho người bệnh. Thoát vị nghẹt là nguy cơ hàng đầu: đó là tình trạng mắc kẹt ruột trong thoát vị, lúc này, khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đớn. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải được khám và xử trí cấp cứu.

Điều trị triệt để thoát vị bẹn là phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật viên khi khám bệnh có thể quyết định không mổ trong những trường hợp cụ thể. Hiện nay với sự tiến bộ của kỹ thuật và vật liệu ngoại khoa, tỷ lệ tái phát và biến chứng rất thấp. Do đó, tốt nhất em nên khám chuyên khoa Ngoại tổng quát để được bác sĩ đánh giá trực tiếp và tư vấn cụ thể phương pháp điều trị cho em nhé!

Thoát vị bẹn là túi phình ở vùng bẹn. Bệnh xảy ra khi mô mềm – thường là một phần của màng tế bào lót các khoang bụng (mạc nối) hoặc một phần của ruột bị trồi ra, chui vào túi thoát vị. Người bệnh cảm thấy đau, đặc biệt là khi bạn ho, cúi xuống hoặc nhấc một vật nặng.

Thoát vị bẹn không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Người cao tuổi do các cơ thành ổ bụng yếu, những người hay làm việc nặng nhọc, người táo bón kéo dài do áp lực thường xuyên tại ổ bụng cao... Ngoài ra, những người mắc các bệnh như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc... có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn hơn những người bình thường.

Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thường có cảm giác tức nặng ở vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu càng to hơn khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng thường nhỏ lại hoặc mất hẳn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X