Hotline 24/7
08983-08983

Bộ Y tế: 4 loại vắc xin phòng dại đủ để đáp ứng nhu cầu người dân

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu vắc xin, khả năng cung ứng vắc xin dại trong tháng 5/2018 và các tháng tiếp theo đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Hiện nay, theo thông báo của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế có 04 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vắc xin Verorab do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất, vắc xin Abhayrab do Công ty Human Biologigical Institute, Ấn Độ sản xuất, vắc xin Speeda do Công ty Liaoning Chengda Biotechnology, Trung Quốc, sản xuất, vắc xin Indirab do Công ty Bharat Biotech International, Ấn Độ sản xuất.

Trong đó 3 loại vắc xin đã được nhập khẩu là vắc xin Verorab, Abhayrab và Speeda, dự kiến cuối tháng 5/2018 vắc xin Indirab sẽ được nhập khẩu về Việt Nam.

Theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu vắc xin, khả năng cung ứng vắc xin dại trong tháng 5 năm 2018  và các tháng tiếp theo đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Để chủ động trong công tác phòng bệnh dại trong mùa hè, thời gian bệnh có xu hướng tăng cao, đảm bảo nhu cầu tiêm chủng của người dân, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng thực hiện tiêm phòng dại cần khẩn trương xây dựng kế hoạch dự trù, dự trữ vắc xin, chủ động thay thế nguồn cung vắc xin khi nguồn cung vắc xin hiện tại thiếu hụt, liên hệ với các đơn vị nhập khẩu, cung ứng để được cung cấp vắc xin kịp thời.

Ảnh minh họa.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh, tuy nhiên có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời cho người bị chó nghi dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người.

Mùa hè là mùa cao điểm bệnh dại, để chủ động phòng chống bệnh Dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút,nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch -đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnhDại khi bị chó, mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại

Theo D.Hải - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X