Hotline 24/7
08983-08983

Bé gần 3 tuổi nhưng hơi nhẹ cân, mong BS tư vấn chế độ dinh dưỡng?

Câu hỏi

Chào BS, Bé 34 tháng tuổi, nặng 15 kg ạ. Bé hay ho khan về đêm do amidal hơi to, kích ứng lưỡi gà. Nhờ BS tư vấn loại thuốc hiệu quả ạ? Cảm ơn các BS ạ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo mô tả thì em nên đưa bé đến bệnh viện để BS chuyên khoa Tai mũi họng khám và điều trị cho bé.

Con em bị suy dinh dưỡng cho nên em nên áp dụng theo phương pháp:

Bé gần 3 tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn còn yếu nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu chế độ ăn không đúng cách, còn nếu không đủ dưỡng chất, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ cần phải đẩy đủ và cân đối tất cả các dưỡng chất thiết yếu gồm 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin, khoáng chất, dầu mỡ.

Cho trẻ ăn vừa đủ, không ăn quá no, không ăn vượt nhu cầu và không cho ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng như nước ngọt, bánh kẹo, các đồ ăn sẵn…

Nên cung cấp cho trẻ 1/2 lít sữa mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và sữa bò vì rất cần thiết để bé phát triển chiều cao, phát triển hệ xương, răng cũng như đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết.

Nên cho trẻ ăn 3 bữa một ngày (2 bữa cơm nát + 1 bữa cháo) và 3 bữa phụ (yaourt, váng sữa, chè, bắp, ly sữa, trái cây, nước ép trái cây,…).

1. Tinh bột

Tinh bột là thực đơn không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ, cho trẻ ăn 2 chén cơm nát + 1 chén cháo. Tinh bột có trong ngũ cốc, khoai, bắp, ngô,….

2. Đạm

Đạm là thành phần cơ bản của cơ thể sống giúp trẻ sản sinh năng lượng, tăng trưởng và phát triển trí não. Thiếu chất đạm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh, nhanh nhạy, kém phát triển chiều cao , mỗi ngày trẻ cần khoảng 120-150g thịt hoặc 150-200. Lượng đạm này được bổ sung từ nguồn thức ăn như thịt, cá, tôm cua; trứng gà (vịt).

3. Chất béo

Nhu cầu chất béo của trẻ lứa tuổi này cần 30-40g mỗi ngày. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, vì trong mỡ động vật chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

4. Vitamin

Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng, lớn lên, đảm bảo cho sự khỏe mạnh của đôi mắt, bảo vệ niêm mạc, các mô, tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin A dẫn tới khô mắt, mù lòa, thiếu vitamin C trẻ dễ bị chảy máu dưới da, dễ nhiễm trùng, thiếu vitamin D trẻ dễ còi xương…

Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, các loại rau củ có màu cam, đỏ như đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, các loại rau có màu xanh đậm rau ngót, rau muống...

Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, trong cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn… giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D của trẻ là 400 UI/ngày.

Vitamin C có hiều trong trái cây tươi và rau, nhất là cam quýt, dâu, tiêu, cà chua, rau lá xanh… giúp tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C của trẻ là 30-60 mg/ngày.

5. Chất khoáng

Chất khoáng: Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc...

Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan).

Sắt rất cần cho sự tạo máu, phòng chống thiếu máu. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn, nhưng nên ăn thêm các loại rau xanh (chứa nhiều vitamin C) , giúp tăng cường hấp thu sắt.

Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức, tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

Ngoài ra cơ thể trẻ còn cần các chất xơ (nhiều trong rau xanh và quả chín) giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Trẻ 3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước dưới dạng đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc...

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X