Hotline 24/7
08983-08983

Ăn cơm khi bị sốt xuất huyết có sao không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ. Em bị sốt xuất huyết mà lỡ ăn vài hột cơm thì liệu có sao không ạ?

Trả lời
Ăn cơm khi mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ăn cơm khi mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Bệnh sốt xuất huyết không có kiêng ăn cơm nha em. Bệnh sốt xuất huyết dengue (SXH) là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi Aedes aegypti (thường gọi là muỗi vằn) truyền. Bệnh SXH thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày (kể từ khi có triệu chứng đầu tiên), và sau đó cần thời gian khá dài để hồi phục hoàn toàn.

Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm:

- Sốt cao đột ngột

- Đau đầu (thường đau sau hố mắt), mệt mỏi

- Đau cơ, khớp

- Buồn nôn và nôn

- Nổi mẩn ở cánh tay, chân và ngứa

- Chảy máu cam, chân răng hoặc kinh nguyệt kéo dài.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. giai đoạn 3-6 ngày sau sốt là giai đoạn nguy hiểm, các dấu hiệu cảnh báo cần vào bệnh viện kiểm tra là:

- Vật vã, lừ đừ, li bì

- Đau bụng vùng gan

- Gan to>2 cm

- Nôn nhiều

- Xuất huyết niêm mạc (không phải chấm xuất huyết dưới da, mà có chảy máu ở răng miệng, chảy máu mũi, rong kinh, đi cầu ra máu, nôn ra máu...)

- Tiểu ít.

Đối với các thể bệnh nhẹ, em có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Cần nhớ ăn uống đầy đủ chất, nhớ uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho bạn. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol®, Panadol®) đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp.

Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Đối với các thể bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Hãy nhớ uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra để phòng bệnh, khi đi đến một số nước có dịch sốt xuất huyết, bạn cần phải có sự chuẩn bị. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

- Nên ở phòng máy lạnh hoặc phòng sạch sẽ để tránh muỗi vào;
- Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì khi đó có nhiều muỗi bên ngoài;
- Mặc quần áo phủ kín. Khi bạn đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh, bạn nên mặc một chiếc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày;
- Bạn cũng nên thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X