4 bệnh tâm lý có thể di truyền từ đời này sang đời khác
Rất nhiều bệnh tâm lý đều có cơ sở từ các gen, và các nhà khoa học đã chứng minh có 4 loại bệnh tâm lý có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác.
Tìm ra tính di truyền của một số bệnh tâm lý có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết có thể giúp người bệnh xem xét
và cân nhắc xem nên có con hay không. Thêm nữa, điều này giúp bố mẹ càng
thấu hiểu những hành vi ban đầu của con.
Ví
dụ một đứa trẻ rất hay lo lắng căng thẳng có thể trong tương lai càng có
nguy cơ mắc bệnh về tâm lý nặng hơn, chẳng hạn như chứng trầm cảm.
Cuối
cùng, nó có thể giúp người mắc căn bệnh khổ sở này có thêm một đáp án
(tại sao họ lại như vậy chẳng hạn) và giúp chúng ta có thêm hy vọng điều
trị.
Dưới đây là 4 loại bệnh tâm lý có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác.

1. Chứng bệnh cưỡng bức
Người ta đã làm rất nhiều nghiên cứu về tính di truyền
của chứng bệnh cưỡng bức. Tuy nhiên một nghiên cứu có tính quyết định
chính là cuộc nghiên cứu vào năm 2000 của các nhà khoa học tại Mỹ. Những
người nghiên cứu đã điều tra những người mắc chứng bệnh này ở khu vực
Baltimorel và Washington, phát hiện giữa những người tự thân phát bệnh
và những người có người thân mắc bệnh có liên quan chặt chẽ.
Năm
2010, nghiên cứu tiến thêm một bước: người ta phát hiện, khả năng chứng
bệnh cưỡng bức có liên quan đến một số nhiễm sắc thể nhất định. Những
người mắc chứng bệnh này có những hành vi mang tính cưỡng bức và kích
động không thể khống chế, vì vậy mà cuộc sống của họ gặp rất nhiều trở
ngại.
Các kết quả nghiên cứu đem lại hy vọng
cho thế hệ sau sẽ tìm được nguyên nhân cụ thể và phương án điều trị. Tuy
nhiên, sự thật không hề đơn giản như vậy. Chứng bệnh cưỡng bức có thể
do nhân tố môi trường gây ra, còn yếu tố di truyền cũng chưa được lý
giải hoàn toàn tại sao và xảy ra lúc nào. Gen không phải là một đáp án
hoàn chỉnh.
2. Chứng bệnh tinh thần phân liệt
Đây là một trong những bệnh tâm lý
khó chẩn đoán và điều trị nhất. Người ta ngày càng tin rằng, nó có liên
quan đến sự mất cân bằng hóa học ở đại não, và loại mất cân bằng này có
thể di truyền. Theo số liệu cho thấy: một người có bố mẹ mắc chứng tâm thần phân liệt thì tỷ lệ cũng mắc chứng bệnh này cao đến 40%; tỷ lệ song sinh mắc bệnh là 50%.
Năm
2014, một cuộc nghiên cứu của trường đại học Havard cho thấy: Trong đại
não của người mắc chứng tinh thần phân liệt, tình trạng phân cách và
liên kết các nguyên tế bào thần kinh là không bình thường, thông tin
truyền đi luôn bị méo mó và họ tin rằng rất có khả năng là vấn đề di
truyền.
Tinh thần phân liệt là một bệnh tâm lý
nặng chưa rõ nguyên nhân, phần nhiều bệnh nhân phát bệnh dần dần từ
thời trẻ hoặc trong hoàn cảnh áp lực, bí bách kéo dài. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh là các trở ngại ở tri giác, tư duy, tình cảm, hành vi và
hoạt động tinh thần khác.
Người bệnh thường ý thức rõ ràng, trí năng cơ bản bình thường, nhưng một số lại xuất hiện tổn hại ở chức năng nhận thức. Bệnh thường kéo dài, tái đi tái lại và tăng nặng. Một số người còn xuất hiện tình trạng thoái hóa và tê liệt thần kinh.
Người bệnh thường ý thức rõ ràng, trí năng cơ bản bình thường, nhưng một số lại xuất hiện tổn hại ở chức năng nhận thức. Bệnh thường kéo dài, tái đi tái lại và tăng nặng. Một số người còn xuất hiện tình trạng thoái hóa và tê liệt thần kinh.

3. Chứng bệnh rối loạn lưỡng cực
Giống
như tinh thần phân liệt, sự mất cân bằng hóa học rất có thể là then
chốt trong chứng bệnh rối loạn lưỡng cực. Tuy vậy, có thể nhân tố môi
trường cũng là tác nhân quan trọng. Tỷ lệ di truyền của chứng bệnh này
rất cao, chiếm đến 89-93%. đồng thời nó cũng không do một gen đơn gây ra
được.
Điều phức tạp chính là rối loạn lưỡng
cực có hai loại I và II. Loại I là chỉ triệu chứng kích động lẫn u uất
cùng phát tát và thường nặng. Loại II là chỉ triệu chứng kích động ở mức
nhẹ và u uất nặng hơn. Nếu gia đình bạn có người mắc loại II thì khả
năng bạn sẽ bị di truyền và phát bệnh loại II cũng có thể loại I. Ngược
lại nếu gia đình có người mắc loại I thì vì nguyên do nào đó mà bạn sẽ
không bị di truyền chứng bệnh này.
Rối loạn
lưỡng cực thuộc về một loại trở ngại tâm lý, nó vừa có những biểu hiện
bộc phát kịch liệt, lại vừa có những biểu hiện u uất trầm cảm. Nghiên
cứu phát hiện, trước khi những hành vi kích động phát tát thường sẽ có
những triệu chứng u uất nhẹ và tạm thời.
4. Chứng bệnh trầm cảm
Nhân tố môi trường có tác dụng trọng yếu trong việc sinh ra chứng trầm cảm,
tuy nhiên yếu tố gen cũng không nằm ngoại lệ. Rất nhiều nghiên cứu cho
thấy, nhiễm sắc thể “3p25-26” có thể gây ra chứng trầm cảm. Khoảng 40%
người bệnh cho biết có ít nhất một người thân cận cũng mắc bệnh này.
Do vậy, trầm cảm cũng là một trong những bệnh tâm lý có thể di truyền, dù không phải là hoàn toàn. Quan trọng đó là kết quả của gen lẫn môi trường (áp lực, buồn đau, tổn thương…).
Theo Song Thương - Trí thức trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình