Hotline 24/7
08983-08983

2 nạn nhân đột quỵ giữa trời nắng nóng, cái chết đến trong vài giây

Mùa hè sắp đến và chúng ta phải đối diện thường xuyên hơn với chứng sốc nhiệt, sốc nhiệt nghe qua chỉ là hiện tượng bình thường nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy. Vào những năm trước đã có rất nhiều nạn nhân tử vong vì sốc nhiệt trước khi xe cấp cứu đến.

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng, tình trạng mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể dễ dẫn đến sự lồi lõm của mạch máu, độ kết dính trong máu tăng cao hình thành các cục máu đông - nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong vì đột quỵ.

Theo Đài khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, trong những ngày tới thời tiết khu vực Nam Bộ sẽ bước vào đợt nắng nóng kỷ lục trong năm 2019. Nhiệt độ có thể lên đến hơn 38 độ C. Vì vậy, mọi người cẩn thận khi ra đường hay liên tục làm việc dưới thời tiết nắng nóng, phòng tránh cơ thể bị sốc nhiệt, dẫn tới đột quỵ do nhiệt - nguy cơ tử vong rất cao. Vừa qua, tuy chưa vào đợt nắng nóng đạt đỉnh, nhưng đã có nhiều trường hợp bị sốc nhiệt, dẫn đến đột quỵ và tử vong ngay sau đó.



Ngày 14/4/2019, một người đàn ông đạp xích lô chở một du khách nữ dừng ghé vào cửa hàng mua đồ. Anh ta còn vào cửa hàng lựa chọn đồ cùng khách, cử chỉ hoạt bát và nhanh nhẹn. Nhưng chỉ ít phút sau, anh ta quay trở ra xe chuẩn bị chở khách đi tiếp thì bị sốc nhiệt, ngã quỵ tại chổ, đập đầu ra sau nằm bất động trước sự sửng sốt của mọi người( xem clip từ phút thứ 2). Mọi người sơ cứu, hô hấp nhân tạo cho anh ta tích cực trong lúc chờ xe cấp cứu.

Vì cấp cứu muộn nên nạn nhân đã không qua khỏi.

Thật đáng thương cho anh, vì cuộc sống mưu sinh, đạp xích lô liên tục dưới nắng nóng, cơ thể bị mất nước và thân nhiệt lên cao. Sau đó, vào cửa hàng mát lạnh đột ngột, cơ thể tạm thời không kịp thích nghi. Ngay sau đó bị đột quỵ do nhiệt.

Và trường hợp nạn nhân trong clip dưới đây đang nằm võng uống cà phê thì đột quỵ khiến người dân không khỏi bàng hoàng. Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi nữa, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ.

Theo phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai : “Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt (sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng) là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Khi bị sốc nhiệt nạn nhân có thể bị tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Các triệu chứng của sốc nhiệt ban đầu là: rối loạn và liên quan đến nhiệt như chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức vì nóng. Ngoài ra sốc nhiệt còn có các triệu chứng khác như là buồn nôn, co giật, lú lẩn, mất ý thức hoặc hôn mê.”

Cách đơn giản giúp phòng đột quỵ do nắng nóng

Để đảm bảo, hạn chế nguy cơ đột quỵ, những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ cần hết sức lưu ý, tránh ra ngoài trời khi nắng gắt giữa ngày, cố gắng uống đủ nước dù ít cảm giác khác, đeo kính chống chói mắt.

- Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ với nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bữa ăn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng để phòng bệnh.

- Khi ra ngoài trời nắng, người cao tuổi nên mặc áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát như cotton.

- Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

10 bí quyết cứu người Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não cấp tính:

1 - Nhận biết sớm biểu hiện: Méo miệng, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng. Yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

2 - Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua.

Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị "thoáng qua", khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.

Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não "thoáng qua" thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.

3 - Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.

4 - Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.

5 - Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.

6 - Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.

7 - "Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.

Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát bệnh.

Từ 4,5-6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối.

Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa thì việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

8 - Tuyệt đối đừng chờ đợi với hi vọng cơn đột quỵ sẽ qua đi, hoặc cho bệnh nhân uống thuốc linh tinh... Theo các bác sĩ, khi có các dấu hiệu nghi bị đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

9 - Tự uống thuốc hạ huyết áp là tự hại mình.

10 - Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.

Theo Pháp Luật

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X