Hotline 24/7
08983-08983

"Tổn thương xơ mỏng thùy giữa phổi" là bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Bệnh tổn thương xơ mỏng thùy giữa phổi có sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Tổn thương dạng xơ ở phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tổn thương dạng xơ ở phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chẩn đoán bạn nêu ra có lẽ không phải là chẩn đoán bệnh lý mà là chẩn đoán hình ảnh Xquang hoặc CT ngực. Để chẩn đoán chính xác một bệnh không phải chỉ dựa vào xét nghiệm mà cần phải kết hợp giữa tiền căn, bệnh sử, yếu tố nguy cơ, triệu chứng khám được.

Trên phim ngực thấy có tổn thương dạng xơ cũng có rất nhiều nguyên nhân, có thể là di chứng của tổn thương phổi cũ, thường không tiến triển nặng thêm và không cần điều trị gì; hoặc cũng có thể là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh lý xơ phổi tiến triển (do hoá chất, cơ địa, tuổi tác, viêm nhiễm, miễn dịch…).

Bạn cần mang kết quả xét nghiệm đã có tới bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để bác sĩ đánh giá tổn thương thực tế trên phim, đánh giá thêm các yếu tố khác để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xơ phổi là một bệnh phổi xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và sẹo hoá. Mô phổi dày và cứng gây khó khăn cho hoạt động của phổi. Khi bệnh tiến triển, hơi thở của bạn ngắn dần.

Sẹo hoá liên quan đến xơ phổi có thể được gây ra bởi rất nhiều yếu tố. Đa số các trường hợp, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Khi không xác định được nguyên nhân, tình trạng này được gọi là xơ phổi tự phát.

Các tổn thương phổi do bệnh gây ra không thể chữa trị, thuốc và các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp ghép phổi có thể thích hợp với một số trường hợp.

Các triệu chứng phổ biến của xơ phổi là:

- Khó thở
- Ho khan
- Mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đau nhức cơ bắp và khớp
- Đầu ngón tay hoặc ngón chân to bè.

Quá trình xơ hoá phổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều từ người này sang người khác. Một số người bị bệnh nặng ngay trong một thời gian ngắn. Những người khác có triệu chứng vừa phải, sau đó nặng dần sau vài tháng hoặc vài năm.

Một số người có các triệu chứng chuyển biến xấu đi nhanh chóng (đợt cấp tính) như khó thở nặng, có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Những người trở nặng cấp tính có thể phải dùng đến máy thở. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm corticosteroid hoặc các thuốc khác để điều trị một đợt cấp tính.

Quá trình sẹo hoá xảy ra trong xơ phổi không thể đảo ngược và chưa có điều trị  nào chứng minh hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện triệu chứng tạm thời hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ở một số bệnh nhân điều trị có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng để xác định cách điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của bạn.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với xơ phổi:

- Dừng hút thuốc lá
- Ăn uống tốt
- Ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, ít chất béo hoặc các sản phẩm sữa không có chất béo và ăn thịt nạc.
- Vận động
- Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi
- Tiêm phòng
- Tuân thủ kế hoạch điều trị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X