Hotline 24/7
08983-08983

Tăng huyết áp do thuốc

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Ông Bách bị đau khớp dữ dội, không đi lại được trong dịp thời tiết lạnh vừa qua. Mấy ngày nay, bệnh khớp thoái lui, ông đã đi lại được nhờ mấy viên thuốc chữa bệnh khớp của ông bạn mang đến cho. Ông thấy dễ chịu hẳn. Nhưng đỡ được cái khớp chân, thì huyết áp của ông lại tăng cao mặc dù ông vẫn đang duy trì thuốc hạ huyết áp rất đều đặn nên ông phải tới viện để khám.

- Tuổi già đến lắm bệnh nhiều tật, thật là khổ. Ông than thở với bác sĩ.

- Thế thời gian gần đây, ngoài thuốc huyết áp cháu kê cho bác uống, bác có uống thêm loại thuốc gì nữa không? Bác sĩ ân cần hỏi.

- Thì tôi bị thấp khớp nên có uống thêm loại thuốc này, mỗi ngày 6 viên. - Ông Bách vừa nói, vừa lôi ra vỉ thuốc còn đang uống dở đưa cho bác sĩ.

Cầm vỉ thuốc trên tay, bác sĩ chép miệng nói:

- Đây là thuốc prednisolon. Thuốc này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp, nhưng phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi rất chặt chẽ.

Bởi vì ngoài tác dụng chống viêm giảm đau, thuốc này còn gây giữ nước, tăng huyết áp và nhiều tác dụng phụ khác nữa như tăng đường máu, loét dạ dày thậm chí chảy máu dạ dày, giòn xương, giảm sức đề kháng (dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu liền...).

Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc liều cao kéo dài, thuốc còn gây ức chế tuyến thượng thận sản sinh hormon corticoid, nên nếu ngừng thuốc đột ngột còn gây suy tuyến thượng thận, để lại hậu quả rất nặng nề...

Thì ra là như thế. Huyết áp của ông Bách không kiểm soát được là do ông uống thuốc prednisolon. Giờ thì ông đã biết, người già vốn đã nhiều bệnh và phải uống nhiều loại thuốc, nhưng dù bị bất kỳ bệnh gì và uống thuốc nào cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt là khi đi khám bệnh cần phải mang theo đơn thuốc cũ và tất cả các loại thuốc đang sử dụng để tránh việc dùng thuốc chồng chéo gây hại cho sức khỏe rất nhiều.

Theo Việt Hà - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

089909****

Tiêm thuốc bị chệch ven thì thuốc có ngấm vào cơ thể không?

Tiêm thuốc lệch ven tùy theo mức độ mà hậu quả sẽ khác nhau, đôi khi chỉ là sưng nề tại vị trí tiêm nặng hơn là viêm hoại tử mô tại vùng tiêm.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X