Hotline 24/7
08983-08983

Uống bia khi đang điều trị lao âm tính có sao không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị lao âm tính, uống thuốc được 1 tháng mà em có uống bia mấy lần, như vậy có sao không ạ? Với lại bệnh này có lây cao không?

Trả lời
Lao âm tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lao âm tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thứ nhất, trong quá trình điều trị lao, nếu bệnh nhân uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đều đặn, và đủ thời gian điều trị thì khả năng khỏi bệnh là rất cao (> 90%). Do việc uống bia rượu sẽ gây tương tác thuốc (giảm tác dụng điều trị, tăng tác dụng phụ), bên cạnh đó gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan, mà bản thân các thuốc điều trị lao đã có tác dụng phụ gây tổn thương gan rồi, nên bệnh nhân không nên uống rượu bia trong quá trình điều trị lao. Nói đơn giản là việc uống bia hay rượu đều ảnh hưởng xấu đến bệnh của em.

Thứ hai, mức độ lây của bệnh lao phổi phụ thuộc vào lao phổi với AFB âm tính hay dương tính. Mức độ lây của bệnh lao phổi phụ thuộc vào lao phổi với AFB âm tính hay dương tính. Lao phổi AFB + nghĩa là người bệnh lao phổi mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm, do đó khả năng lây cho người khác là khá cao, khi em ho, hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ, em sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp, và vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đàm nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác, chứ không phải chỉ có ho đàm thì mới lây cho người khác.

Ngược lại, trường hợp của em là lao phổi AFB (-), nghĩa là người bệnh lao phổi không mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm, do đó chưa phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm khi xét nghiệm đàm (vi khuẩn lao rất khó phát hiện, đặc biệt khi số lượng ít), vì vậy khả năng lây cho người khác là không cao (nhưng vẫn có thể lây).

Giai đoạn đầu điều trị thì nguy cơ lây bệnh cao hơn giai đoạn sau, em nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người trong những tháng đầu, nên bồi bổ cơ thể với chế độ ăn giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý trong khi điều trị bệnh; nếu em đáp ứng điều trị tốt, kiểm tra lại không còn AFB trong đàm, em không còn ho nữa thì những tháng cuối của quá trình điều trị có thể sinh hoạt bình thường với gia đình, nhưng vẫn hạn chế tiếp xúc thân mật như ôm hôn, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:
 


Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao phổi BK âm tính là hiện tượng người mắc bệnh không tìm thấy vi trùng lao. Nhưng sau khi thử mẫu đờm thì lại cho kết quả dương tính. Và nếu có thêm các dấu hiệu như ho ra máu, sút cân, chán ăn... thì chắc chắn bạn bị nhiễm vi khuẩn lao.

Lao phổi AFB (-) là lao phổi thứ phát, về triệu chứng và cách điều trị không khác biệt so với lao phổi
AFB (+). Do đó, nếu được chẩn đoán lao phổi AFB (-) thì bắt buộc điều trị như người bị lao phổi AFB (+).

Theo Tổ chức y tế thế giới năm 1998, chẩn đoán lao phổi AFB âm tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

- Xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần khám xét, mỗi lần xét nghiệm 3 mẫu đờm cách nhau 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên X-quang và hội chẩn chuyên khoa định hướng lao.
- Nuôi cấy BK (+) hoặc Xpert MTB/Rif (+) hoặc Haintest (+).

Lao phổi AFB (-) rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, người xung quanh không để ý dễ hít phải vi khuẩn afb xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh.

Vi khuẩn gây lao AFB âm tính có thể đi vào máu, thận hoặc các bộ phận khác rồi dần hủy hoại các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Một số trường hợp, người bị nhiễm vi khuẩn có sức đề kháng tốt, cơ thể có thể kháng cự lại, chúng sẽ ngủ yên chưa phát tác. Chỉ khi sức đề kháng giảm hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh sôi và phát triển thành bệnh lao phổi.

Vì thế, người bị lao phổi AFB âm tính cần được cách li và biết cách đề phòng lây lan đến những người xung quanh.

Điều trị lao phổi AFB âm tính cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị lao phổi của Bộ Y tế. Người bệnh sẽ được điều trị ở các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc thành phố nơi cư trú.

Phương pháp chữa bệnh phổi biến nhất hiện nay là điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn. Người bệnh được bác sĩ giám sát trực tiếp trong 2 tháng đầu, sau đó có thể được người thân hoặc tình nguyện viên giám sát cho đến khi kết thúc quá trình điều trị.

Biện pháp điều trị lao phổi AFB dự phòng:

- Cắt đứt nguồn lây: Đây là biện pháp điều trị dự phòng quan trọng nhất. Người bệnh lao phổi
AFB âm tính cần được phát hiện sớm và trị bệnh triệt để. Mặt khác, lao phổi AFB (-) là bệnh có tính xã hội nên những biện pháp phòng ngừa cần phải được đặt lên hàng đầu.
- Không dùng chung đồ cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao phổi.
- Người bệnh khi ho, hắt hơi... cần dùng giấy che miệng và bỏ vào thùng rác đã được phân loại.
- Phòng chống và kiểm soát lây nhiễm lao phổi
AFB âm tính tại các cơ sở tế và những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao như bệnh viện lao, trại giam...
- Giáo dục và tuyên truyền bệnh lao phổi phổ biến đến tất cả mọi người. Cần tăng cường sức khỏe, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X