Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nào điều trị bệnh khô dịch khớp?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị khô dịch khớp, nếu không dùng thuốc thường xuyên thì không đi được. Cho tôi hỏi có thuốc nào điều trị tốt bệnh khô dịch khớp và chế độ ăn kiêng như thế nào?

Trả lời
Khô dịch khớp thường liên quan tới bệnh lý thoái hoá khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khô dịch khớp thường liên quan tới bệnh lý thoái hoá khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chứng khô khớp thường liên quan tới bệnh lý thoái hoá khớp ở người già. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở những người lớn tuổi. Thoái hóa khớp tiến triển chậm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị bệnh sẽ dẫn tới tàn phế, chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội.

Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn. Giai đoạn đầu bệnh có thể điều trị bằng thuốc, kết hợp tập vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh bệnh diễn tiến nặng. Khi khớp thoái hoá quá nặng sẽ đặt ra chỉ định thay khớp.

Bạn nên tới BV có chuyên khoa Cơ xương khớp để BS đánh giá mức độ nặng của thoái hoá khớp, tư vấn thêm về chế độ chăm sóc cũng như đưa ra hướng xử trí thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Khuỷu tay phát ra tiếng kêu khi hít đất, bệnh gì?

Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như mặt phẳng đệm. Quá trình thoái hóa làm cho sụn bị hư tổn, bề mặt thô ráp, làm lộ ra các phần xương dưới sụn. Khi các đầu xương này không còn lớp sụn bảo vệ sẽ tiếp xúc, cọ xát với nhau và phát ra âm thanh - đó chính là dấu hiệu cho thấy khớp đã bị thoái hóa. Sự tổn thương cùng lúc của bộ đôi sụn và xương dưới sụn càng làm tăng những cơn đau và tiếng khớp xương kêu răng rắc mỗi khi vận động.

Ngoài lớp sụn đệm, để các khớp xương hoạt động tốt cần phải có một chất hoạt dịch (hay còn gọi là dịch nhầy, dịch khớp) có tác dụng bôi trơn các đầu xương và sụn. Khi tuổi càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không “trơn tru” và phát ra tiếng kêu, theo sau đó là cảm giác đau nhức, đặc biệt là khi cử động khớp.

Bên cạnh hiện tượng dịch khớp bị hạn chế cả về số lượng và cả về chất lượng do lão hóa gây nên đóng góp vào sự làm khô khớp thì lão hóa hoặc do chấn thương, viêm khớp cũng làm gia tăng thoái hóa các khớp xương, trong đó bao hàm cả thoái hóa sụn khớp, đĩa đệm làm cho mặt khớp khô, thô ráp, không nhẵn nhụi, lồi lõm khi cử động xuất hiện tiếng kêu.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X