Hotline 24/7
08983-08983

Thưa BS, có cần chờ dịch lắng xuống mới đi tầm soát đột quỵ?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, việc tầm soát đột quỵ có nên dời lại, chờ mùa dịch lắng xuống không ạ? Những ai không nên chần chừ tầm soát đột quỵ?

Và nếu đang quá căng thẳng tinh thần vì mùa dịch COVID (chẳng hạn như doanh nhân) có nên đi tầm soát đột quỵ sớm không? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.

Trả lời

TS.BS Trần Chí Cường

TS.BS Trần Chí Cường

Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS

Đo điện tâm đồ là 1 trong những bước của quy trình tầm soát đột quỵ

Chào bạn,

Đây là vấn đề trong tương lai chúng ta cần quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là những ai đã từng xảy ra đột quỵ, người có cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc dấu hiệu đột quỵ thoáng qua.

Tại sao những người đã từng đột quỵ lại cần tầm soát trong thời gian sớm nhất? Vì các nhà khoa học đã có nghiên cứu, những người từng bị đột quỵ thì nguy cơ tái phát sẽ nhiều hơn những người chưa từng bị đột quỵ. Nhiều người vẫn còn nhiều người lơ là với suy nghĩ chủ quan đã đột quỵ thì sẽ không bị lại lần nữa. Đây là quan niệm sai lầm.

Chúng ta cần lưu ý rằng, bệnh nhân đã từng bị đột quỵ mà bị tái phát lần 2 thì nguy cơ tàn phế và tử vong sẽ cao hơn lần đầu và tổn thương đó sẽ bằng tổn thương cũ + tổn thương mới.

Những người sau đây nên tầm soát đột quỵ sớm nhất có thể:

- Có cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng có thể nhận biết như: tự nhiên ngất xỉu, mất ý thức thoáng qua sau đó tự phục hồi trở lại; tự nhiên cảm giác tê yếu nửa người (không mang được dép, yếu tay không cầm nắm được) sau đó tự hết.

- Có cơn đau đầu dữ dội, cảm giác đau như búa bổ mà chưa bao giờ trải qua cơn đau đầu như thế.

- Xảy ra cơn động kinh, đặc biệt là người trẻ, đang làm việc không uống rượu bia mà lên cơn động kinh, co giật tay chân, ngất xỉu, thậm chí cắn môi, cắn lưỡi, sau đó tự phục hồi lại.

Đây là những trường hợp bắt buộc phải tầm soát đột quỵ để tìm nguyên nhân, nếu có bệnh tiềm ẩn như phình mạch, dị dạng mạch máu não, tắc nghẽn mạch cảnh... thì điều trị sớm, mang lại hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân. Vì để đến khi bệnh xảy ra rồi thì việc điều trị hiệu quả không cao, nguy cơ tử vong và tàn phế luôn luôn hiện diện.

Tại Việt Nam, hiện đã có các trung tâm cấp cứu đột quỵ có thể tầm soát căn bệnh này mà không phải ra nước ngoài. Như tại miền Tây, với công nghệ của Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ hiện đã ngang tầm với thế giới, chúng ta không cần tốn vài trăm triệu để ra nước ngoài tầm soát đột quỵ nữa.

Thân mến.

(Trích từ livestream TS.BS Trần Chí Cường tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ trong dịch bệnh COVID-19)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X