Hotline 24/7
08983-08983

Thủ tục mua thuốc Morphine cho bệnh nhân ung thư

Câu hỏi

Thưa BS, Bố em bị ung thư phổi giai đoạn cuối giờ về nhà điều trị và rất đau. Em muốn mua morphine về cho bố dùng thì thủ tục làm thế nào ạ? Em xin cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thường trải qua nhiều cơn đau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thường trải qua nhiều cơn đau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Khoản 3, Điều 8 Thông tư 05/2016 của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú quy định: trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà (người bệnh không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh): Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú. Mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 ngày. Sau 1 đợt điều trị ngoại trú (10 ngày), thân nhân có thể lên bệnh viện lấy thuốc nhưng chỉ đi thay được 2 lần. Đến đợt thứ 3, bệnh nhân phải lên tái khám.

Bạn có thể liên hệ khám chuyên khoa Chăm sóc Giảm nhẹ của BV Ung Bướu hoặc BV Đại học Y Dược để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Thân mến.

Morphine, còn có tên gọi là morphin ở Việt Nam, được sử dụng giúp làm dịu cơn đau nặng. Thuốc này thuộc về một nhóm thuốc được gọi là thuốc giảm đau gây ngủ (thuốc phiện). Thuốc tác động lên não để thay đổi cách cơ thể bạn cảm nhận và phản ứng với cơn đau.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Gọi cấp cứu nếu bạn gặp phải bất kì dấu hiệu dị ứng nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có tác dụng phụ nghiêm trọng như:

- Thở nông, tim đập chậm;
- Cơ bắp cứng, lên cơn (co giật);
- Da lạnh, ẩm ướt;
- Lú lẫn, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
- Yếu trầm trọng, cảm thấy như bạn sẽ ngất;
- Khó nuốt;
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu được;
- Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, khó khăn trong việc tập trung;
- Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), có các điểm tím hoặc đỏ dưới da.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X