-
Phục hồi chức năng phổi cho người mắc COVID-19, cần tập luyện thế nào?
Câu hỏi
Sau khi xuất viện, người bệnh từng mắc COVID-19 cần tập luyện thế nào để nhanh chóng phục hồi ạ? Xin cảm ơn. (Trần Văn Tiệp - Đà Nẵng)
Trả lời
Bạn thân mến,
Bộ Y tế đã ban hành về hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2. Cụ thể với những trường hợp sau khi xuất viện, người bệnh vẫn phải thực hiện phương pháp phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hằng ngày để trở lại công việc và hòa nhập cộng đồng.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần được hướng dẫn tập thở, tập luyện thể lực phù hợp lứa tuổi và tình trạng người bệnh theo các tài liệu hướng dẫn hoặc tờ rơi.
Đối với người bệnh thể nhẹ, khi ra viện cần được tăng cường tập các bài tập vận động, các bài tập thở và điều chỉnh tâm lý.
Đối với người bệnh đã từng bị thể nặng hoặc nguy kịch, khi ra viện cần được đánh giá về tổn thương chức năng phổi và đưa ra phương án phục hồi chức năng tổng hợp gồm tập vận động, tập thở, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng theo từng trường hợp.
1. Kỹ thuật tập các kiểu thở: làm giãn nở lồng ngực, tăng không khí vào phổi.
Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi. Chúm môi từ từ thở ra cho tới khi hết khả năn.
Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.
2. Kỹ thuật tập ho hữu hiệu: tăng khả năng tống thải đờm, làm thông thoáng đường thở.
Người bệnh thở chúm môi khoảng 5 đến 10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa.
Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần, tốc độ tăng dần, giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.
Ho: hít vào thật sâu, nín thở và ho liên tiếp 2 lần, lần 1 nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.
3. Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: làm tăng khả năng tống thải đờm dịch, làm thông thoáng đường thở cho những người bệnh có tổn thương phổi trên Xquang hoặc có biểu hiện khó thở, ho khạc đờm hoặc kèm theo bệnh có tăng tiết đờm như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, viêm phổi kẽ, ung thư phổi...
Thở có kiểm soát: hít thở nhẹ nhàng trong 20 đến 30 giây
Căng giãn lồng ngực: hít thật sâu bằng mũi, nin thở 2 đến 3 giây và thở ra nhẹ nhàng, lặp lại 3 đến 5 lần.
Hà hơi: hít thật sâu, nín thở 2 đến 3 giây và tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí ra ngoài. Lặp lại 1 đến 2 lần.
4. Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: bóng, spiroball
Tập thở với spiroball: Người bệnh thở ra ngoài thật hết. Ngậm ống và hít thật sâu, sao cho ống màu vàng nằm trong khoảng mặt kính trong. Phần màu trắng nâng lên đến đâu là số ml hít khí được.
Tập thở với bóng: Hít vào thật sâu, nín thở sau đó ngậm miệng và thổi ra thật hết sao cho quả bóng càng căng càng tốt. Sau đó tháo toàn bộ hơi trong quả bóng ra và lặp lại động tác trên.
5. Tập tăng sức mạnh sức bền chi với dụng cụ:
- Tập với tạ (có thể tay thế bằng chai nước)
- Chống đẩy
- Băng chun
- Leo cầu thang (ghế)
- Tập cơ tứ đầu đùi
- Tập cơ cẳng chân
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình