Ngón 3-4-5 không cử động được sau 3 năm nối gân, có nên phẫu thuật lại?
Câu hỏi
Chào bác sĩ ạ, Em năm nay 23 tuổi, bị đứt gân lúc 20 tuổi và đã nối gân lại. Cách đây 3 năm, lúc đó em không tập vật lí trị liệu. Em bị đứt ngón thứ 3-4-5. Bây giờ cử động không được, và duỗi thẳng không được; chỉ có nạm lại thôi. Vậy trong trường hợp của em có thể phẫu thuật nối gân lại được không? Liệu có phục hồi lại không? Chi phí là hết bao nhiêu ạ?
Trả lời
Vết thương bàn tay nói chung và tổn thương gân nói riêng hầu như không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế, mất khả năng lao động và ảnh thưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như tâm lý của người bệnh.
Trường hợp của em là gân bị đứt cách đây 3 năm đã được phẫu thuật nối gân lại tại thời điểm đó rồi, nhưng vì em không tập vật lý trị liệu nên dù gân đã được nối nhưng ngón tay 3-4-5 không cử động bình thường được, chứ không phải là gân bị đứt lại nên không cần phẫu thuật nối gân lại nữa.
Vấn đề hiện tại là em cần khám lại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ đánh giá lại tình trạng xơ hóa dây gân của em, tùy mức độ và khả năng của em và trung tâm mà chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp (phẫu thuật chỉnh hình hay tập vật lý trị liệu), em nhé.
Thân mến.
Gân là phần chuyển tiếp của cơ, từ đó bám vào các mấu xương, các vị trí để khi cơ co - dãn sẽ hình thành động tác cụ thể cho từ vị trí. Nếu chỉ đứt gân đơn thuần (không kèm theo tổn thương xương, mạch máu, thần kinh) thì sẽ chỉ có các triệu chứng như: không gấp, duỗi được ngón chân,… Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác đó có phải là đứt gân hay không và mức độ đứt nặng nhẹ thế nào thì cần có sự thăm khám trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết trường hợp đứt gân cần phải phẫu thuật, dùng chỉ y tế khâu cá đầu gân lại với nhau, nẹp cố định khu vực bị ảnh hưởng 4 - 6 tuần sau khi phẫu thuật.Sau khi phẫu thuật nối gân tay, người bệnh cần được nghỉ ngơi tránh vận động mạnh để phần phẫu thuật không bị sưng, viêm, giúp giảm đau và việc phục hồi sau này được nhanh chóng, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh nhân không nên nằm bất động tại giường bệnh nên kết hợp vận động nhẹ cho cơ thể để tình trạng hồi phục nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo phần gân nối ổn định. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự bình phục đứt gân tay sau phẫu thuật mà người bệnh nên áp dụng theo. Cần tập luyện cho người bệnh các bài tập giúp làm nâng cao chức năng của tay như: - Sức dẻo: Để đảm bảo đường kim khâu không bị rách dùng nẹp nhựa cố định bàn tay sau đó thực hiện các bài tập gập và duỗi ngón tay nhẹ nhàng dưới sự giúp đỡ của y tá hoặc tự chủ động dùng sức của bản thân. - Sức mạnh: Không nên thực hiện các động tác mạnh, nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: bóp quả bóng bọt biển, nặn đất sét thành các hình thù, dần dần tiến lên các bài tập cao hơn bằng dây chun,… và bỏ nẹp ra. - Độ bền: Kiên trì tập luyện các bài tập với tần suất cao hơn. - Sự khéo léo: Sau một thời gian dài tập luyện và về cơ bản chức năng tay đã phục hồi bệnh nhân có thể chuyển tiếp sang tập các bài tập rèn luyện sự khéo léo như tự gấp quần áo,… |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình