Hotline 24/7
08983-08983

Nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ?

Câu hỏi

Ngày 25/5 truyền thông ghi nhận 6 học sinh lớp 6 ở Lào Cai rủ nhau đi tắm suối bị đuối nước, chỉ 2 em kịp thoát lên bờ. Trước đó, ngày 23/5, có 3 nữ sinh ở Quảng Bình đuối nước do tắm sông. Theo BS, để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, chúng ta cần làm gì?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Để phòng tránh tai nạn đuối nước ở trẻ em thì các bậc phụ huynh, thầy cô giáo nhà trường cần có những biện pháp:


- Để phòng đuối nước cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn là trẻ phải biết bơi. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, trước khi học bơi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám và tư vấn trẻ có thể tham gia bơi lội hau không.

- Ngoài, trẻ cũng cần được tăng cường sức khỏe, bảo vệ cơ sở tránh những mối nguy hại gây bệnh.

- Nhà trường, phụ huynh cần cảnh báo cho trẻ biết các nơi dễ có nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu và có xoáy.

- Khi trẻ đi bơi, nên dặn trẻ bơi ở những nơi có đông người, có phương tiện cứu hộ và phải tuân thủ các quy định của hồ bơi, khu vực bơi. Cha mẹ phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần phải cho trẻ mặc áo phao khi đi bơi, tắm biển và đi tàu thuyền.

- Đối với nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước thì nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
Bạn tham khảo thêm:

Nguyên nhân xảy ra những vụ đuối nước đau lòng

Liên tiếp các vụ đuối nước thương tâm xảy ra không chỉ khiến xã hội bàng hoàng mà còn là nỗi lo sợ của rất nhiều gia đình. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn đuối nước thương tâm liên tiếp trong thời gian qua là việc các em không biết bơi. Hiện nay, nhiều học sinh không biết bơi, chưa được trang bị các kĩ năng mềm, kĩ năng sống khi gặp nguy hiểm. Đây là nguyên nhân khiến các em không thể ứng phó khi xảy ra sự cố.

Những ngày nghỉ hè đang tới gần, nguy cơ xảy ra các vụ đuối nước là rất cao. Trong khi đó, các em học sinh, độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi hay rủ nhau tắm sông, hồ, ao , mương, kênh. Đây là đối tượng rất dễ gặp nạn. Do đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình và những nơi nguy hiểm cần được cắm biển báo cảnh báo người dân. Cùng với đó, các thầy cô cần nhắc nhở học sinh không đi tắm sông, hồ khi không có người lớn.

Ngoài việc ngăn ngừa trẻ tắm sông, hồ, ao, kênh rạch, người lớn cần trang bị cho trẻ những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết, những bước sơ cứu cần thiết khi xảy ra sự cố.

Các bước sơ cứu khi xảy ra đuối nước ở trẻ

Một, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Hai, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Ba, nếu trẻ bất tỉnh hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực của trẻ, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…

Bốn, lau khô người, thay quần áo và ủ ấm trẻ

Năm, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi, người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X