Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để cải thiện tình trạng bắp tay nhỏ do tiêm nhiều thuốc?

Câu hỏi

BS ơi, Hồi em 13 tuổi bị nghi bệnh tim bởi trước đó mẹ em cũng mất vì bệnh này. Sau đó em được tiêm rất nhiều thuốc Penicillin, hiện tại em đã ngưng thuốc từ 1 năm sau đó nhưng giờ bắp tay em rất nhỏ. Em đã tập thể hình để khắc phục nhưng không thấy hiệu quả. Xin BS cho em lời khuyên để khắc phục vấn đề này ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bắp tay nhỏ do tiêm nhiều thuốc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bắp tay nhỏ do tiêm nhiều thuốc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Không phải trường hợp bắp tay nhỏ nào cũng do teo cơ delta, nếu bắp tay nhỏ đều 2 bên nguyên nhân có thể do di truyền, do việc tập luyện chưa đúng mức chăng. Bạn có thể lưu ý một số biểu hiện của teo cơ delta là:

- Người bệnh không khép được cánh tay vào sát thân mình ở tư thế nghỉ.

- Hai khuỷu tay khó hoặc không chạm vào nhau khi cánh tay đưa ra trước và trong tư thế khuỷu gấp.

- Xương bả vai nhô cao và xoay ngoài (biến dạng bả vai cánh chim).

- Thấy rãnh lõm da dọc theo dải xơ hoặc sờ rõ dải xơ trên trục cơ delta.

- Những trường hợp nặng thấy tình trạng bán sai khớp vai, vai xuôi và có biến dạng vùng lưng ngực...

Nếu có những dấu hiệu nêu trên, bạn cần khám chuyên khoa Chỉnh hình để BS đánh giá và xem xét điều chỉnh bằng phẫu thuật thẩm mỹ bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Xương bả vai biến dạng sau mổ teo cơ delta, AloBacsi ơi?

>> Teo cơ delta như trường hợp của cháu có nên mổ không?

Teo cơ Delta hay còn gọi là xơ hóa cơ Delta là một dạng rối loạn cơ do các sợi cơ ở cơ Delta bị xơ hóa, biến đổi thành các dải xơ gây co rút cơ Delta ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động các xương vai. Khi teo cơ Delta xảy ra, phần xương bả vai của bệnh nhân nhô lên trong khi vùng giữa hai vai lại bị xệ xuống gây mất thẩm mỹ ở vùng vai của cơ thể.

Bệnh teo cơ Delta hình thành có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

- Tiêm thuốc vào cơ Delta nhiều lần khiến cơ có sự thay đổi, xơ hóa cơ.

- Sử dụng nhiều các loại thuốc như Dramamine, Hypodermoclyses, Iron, Lincomycin, Penicillin, Pentazocine/Talwin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét…

- Yếu tố di truyền và bẩm sinh.

- Điều kiện sống và môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X