Ho khạc ra máu lẫn đờm, dấu hiệu bệnh gì?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Cách đây khoảng 10 năm em bị lao phổi, đã điều trị xong. Nhưng cách đây 2 năm em bị ho ra máu liên tục, vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị 4 ngày, bác sĩ nói em bị di chứng của lao phổi lúc trước. Mới đây khoảng vài ngày em lại khạc ra máu lúc sáng sớm và sau khi ngủ trưa dậy, số lượng rất ít, có lẫn đờm, khạc vài lần thì nó ngưng. Sau đó khoảng 3, 4 ngày sau nó lại bị như vậy, có lúc cả tháng mới bị lại. Xin hỏi bác sĩ em bị như vậy là bị gì vậy ạ?
Trả lời
Ho ra máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Sau lao phổi, người bệnh có thể bị di chứng ở phổi, gây ho ra máu tái phát, tình trạng này không phải là hiếm. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy cũng không thể loại trừ ho ra máu do bội nhiễm vi khuẩn hoặc lao tái phát, ho ra máu do u nấm phổi trên nền tổn thuơng cũ, nhất là khi cơ địa của bạn rất dễ gặp phải những vấn đề sức khoẻ trên.
Do đó, tốt nhất bạn nên quay lại bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để bác sĩ đánh giá tầm soát nguyên nhân gây ra ho ra máu lần này là gì và điều trị cho bạn nhé!
Thân mến.
Sau lao phổi, người bệnh có thể bị di chứng ở phổi, gây ho ra máu tái phát, tình trạng này không phải là hiếm. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy cũng không thể loại trừ ho ra máu do bội nhiễm vi khuẩn hoặc lao tái phát, ho ra máu do u nấm phổi trên nền tổn thuơng cũ, nhất là khi cơ địa của bạn rất dễ gặp phải những vấn đề sức khoẻ trên.
Do đó, tốt nhất bạn nên quay lại bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để bác sĩ đánh giá tầm soát nguyên nhân gây ra ho ra máu lần này là gì và điều trị cho bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Ho ra máu thường là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu hoặc bệnh phổi. Máu ho ra có thể từ trong cổ họng, phổi hoặc dạ dày của bạn. Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng khác thường đi kèm với ho ra máu, chẳng hạn như: - Tức ngực; - Chóng mặt; - Sốt; - Đau đầu; - Khó thở. Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu. Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật. Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm: - Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi; - Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi; - Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm; - Dùng thuốc ức chế ho. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền các dung dịch từ máu hoặc các loại thuốc để bù lại lượng máu mất đi. Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau: - Bỏ hút thuốc, nếu có; - Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho; - Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh; - Điều trị bệnh căn nguyên gây ra ho máu. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình