Hotline 24/7
08983-08983

Đau nhức tay khi bê đồ nặng sau nhiều năm gãy tay?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu 25 tuổi, bị gãy tay trái 2 lần đều bó bột, lần thứ 2 tháo bột thì thấy khuỷu tay trái bị lệch, lúc đó vẫn hoạt động nhẹ bình thường, dần thì có hiện tượng sưng đau nhức khi thời tiết lạnh. Cháu có đi khám thì các bác sĩ chẩn đoán do thời tiết nên thế. Vài năm nay tay cháu bắt đầu đau khi cầm bê hay nâng nặng và đến nay là được hơn 5 năm. Vậy cho cháu hỏi có phải do di chứng của tay lúc trước bị gãy không ạ, nếu phải thì cách điều trị hiệu quả nhất là gì ạ? Cháu cảm ơn ạ.

Trả lời
Tay đau khi bê đồ nặng khi gãy tay 4 năm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tay đau khi bê đồ nặng khi gãy tay 4 năm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tay trái của bạn từng bị tổn thương nặng, gãy xương đến 2 lần, mô mềm, thần kinh và mạch máu có thể tổn thương nhiều, quá trình lành vết thương chăm sóc chưa tốt. Điều này dẫn đến vết thương dễ bị đau khi thay đổi thời tiết hoặc khi vận động quá mạnh. Đây có thể xem là di chứng sau chấn thương nặng. 

Nếu đau nhiều hoặc sưng tấy đỏ, bạn có thể tái khám để xem có biến chứng nào khác trên nền vết thương cũ hay không bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương cánh tay là một hoặc nhiều xương của cánh tay bị nứt. Thông thường, một cánh tay bị gãy bao gồm một hoặc nhiều xương của cánh tay như xương trụ, xương quay và xương cánh tay.

Hầu hết gãy xương tay đều cần được nẹp hoặc bó bột để cố định xương bị gãy. Một số vết nứt đặc biệt ở cánh tay và vai trên có thể chỉ cần cố định với quai đeo.

Ngoài việc nẹp cánh tay bị gãy, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để kiểm soát cơn đau và băng để giảm sưng.

Thông thường, các vết thương cần nhập viện là:

- Xương chọc qua da hoặc có vết rách trên khu vực xương gãy
- Gãy xương có liên quan đến tổn thương thần kinh
- Gãy xương có liên quan đến tổn thương mạch máu
- Các gãy xương phức tạp có nhiều đoạn gãy, liên quan đến khớp hoặc không thể cố định trong khoa cấp cứu hoặc phòng mạch bác sĩ.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ chấn thương. Thông thường, bạn có thể mất từ 4-6 tuần để xương lành lại. Trong thời gian này, bạn nên thường xuyên đi tái khám để biết tốc độ phục hồi của chấn thương và được bác sĩ hướng dẫn các bài tập luyện cho tay.

Bên cạnh đó, để cho chấn thương mau lành, bạn nên thường xuyên nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Bạn cũng nên bổ sung nhiều canxi, vitamin D cùng nhiều loại trái cây để xương mau hồi phục.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể đối phó với gãy xương cánh tay:

- Sử dụng bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào (ví dụ như nẹp, móc hoặc dây đeo) cho đến khi gặp bác sĩ.
- Giữ nẹp hoặc bột bó sạch và khô.
- Chườm đá cho khu vực bị thương trong 20-30 phút 4-5 lần một ngày.
- Giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt để giảm sưng. Sử dụng gối để đỡ cánh tay khi bạn nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế.
- Dùng thuốc giảm đau theo quy định. Không uống rượu hoặc lái xe nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau có chất gây mê.
- Gọi cho bác sĩ nếu cơn đau tăng, mất cảm giác hoặc nếu ngón tay hoặc bàn tay của bạn chuyển lạnh hoặc xanh tái.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X