Hotline 24/7
08983-08983

Đau hai thái dương lan ra cả đầu, mệt mỏi, hay quên, chữa trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị đau đầu rất lâu, bắt đầu từ năm 2015 đến nay. Đi thăm khám các BS chẩn đoán tôi bị đau đầu vận mạch và cho đơn thuốc về để chữa trị, tuy nhiên tình hình bệnh không giảm là bao. Tôi cũng đã chữa trị bằng đông y, châm cứu, chạy oxy cao áp nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh lại tái phát. Tôi thường đau tập trung ở hai thái dương sau đó đau lan ra cả đầu. Mệt mỏi, hay quên, đau đầu theo nhịp tim, đặc biệt lúc làm việc căng thẳng hay thời tiết thay đổi. Tôi ăn uống sinh hoạt bình thường, huyết áp 110/70. Kính mong nhận được sự tư vấn của các BS, xin trân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM

Đau đầu vận mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Intenret
Đau đầu vận mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Intenret

Chào bạn,

Đau đầu vận mạch là một bệnh lý thường tái đi tái lại và khởi phát bởi một số nguyên nhân như: stress, dùng chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá...), thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hoạt động thể lực mạnh, tiếng ồn, ánh sáng chói,... Người bệnh thường phải dùng thuốc điều trị dự phòng (ngừa cơn đau đầu) và thuốc cắt cơn đau đầu; ngoài ra cố gắng tránh các yếu tố khởi phát nêu trên. Trên thực tế, bệnh thường tái lại do những yếu tố này, nên bạn cố gắng kiên trì điều trị nhé.

Bạn nên khám chuyên khoa Nội thần kinh để được BS tư vấn và chỉ định thuốc cụ thể, ngoài ra có thể tìm đến chuyên viên tâm lý nếu khó vượt qua các căng thẳng trong cuộc sống và công việc.

Chúc bạn sức khỏe.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Đau đầu migraine dùng thuốc gì?

>> Đau đầu Migraine, uống thuốc một tuần không khỏi?

Đau đầu vận mạch là cách các bác sĩ Việt Nam thường gọi cho bệnh đau nửa đầu Migraine (ngắn gọn là bệnh đau nửa đầu).

Đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu đột ngột đau nhói lên. Đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày của bạn nếu không được điều trị đúng lúc và kịp thời.

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh này. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, trong đó nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu Migraine thường xuyên, bạn có thể sử dụng thuốc ức chế beta, thuốc ức chế canxi, thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, venlafaxine) và thuốc chống động kinh (topiramate, divalproex). Các loại thuốc đặc trị khác có thể được chỉ định để điều trị các cơn đau đầu nghiêm trọng và kéo dài.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đau nửa đầu:

- Đặt miếng vải lạnh hoặc túi đá lên đầu hay lên mặt khi cơn đau đầu xảy ra
- Nằm trong phòng tối, yên tĩnh, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
 
- Giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng và các mùi hương (đặc biệt các mùi khi nấu ăn và khói thuốc lá)
- Tránh các yếu tố thúc đẩy cơn đau nửa đầu như sử dụng các thực phẩm có chất kích thích
- Tập thể dục thường xuyên.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở nữ giới. Trước khi cơn đau xảy ra thường có những triệu chứng báo trước như chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, thay đổi khứu giác, vị giác… Bệnh tuy lành tính nhưng gây cho bạn cảm giác khó chịu và làm gián đoạn công việc. Thuốc điều trị bệnh khá đa dạng và cần có sự theo dõi, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể hạn chế tái phát bệnh bằng cách sống lành mạnh, không uống bia rượu, thuốc lá, tránh lo âu, căng thẳng và stress. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp bạn và người thân hiểu thêm và giảm lo lắng về bệnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X