Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Chó liếm vết thương hở ở chân có thể mắc bệnh dại?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi là bị chó liếm vào vết thương hở ở ngón chân trái, sau đó có vệ sinh bằng dung dịch Povidone. Đến ngày thứ 3 em mới tiêm ngừa. Như vậy đã an tâm chưa bác sĩ?
Trả lời
Chào em,
Đường lây truyền của bệnh dại như sau:
Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng virus dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương...
Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú.
Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người.
Như vậy, trong tình huống của em, nếu con chó đó bị nhiễm dại thì có khả năng em bị lây truyền virus dại từ nước bọt của nó và em nên chích ngừa dại cho em. Chích muộn còn hơn không chích. Nhưng mà khả năng nhiễm dại của con chó đó và việc lây cho em là không cao, bởi vì chó dại thường là rất hung dữ, sẽ cắn chứ đâu có liếm chơi.
Cho nên, em chích ngừa dại chậm 1-2 ngày cũng không đến nỗi nguy hiểm chết người. Mặt khác, nếu em có thể theo dõi con chó đó thêm 10-15 ngày, thì sau 10-15 ngày mà nó vẫn còn sống, chắc chắn là nó không bị dại và em cũng không bị lây dại, em có thể ngưng việc chích vắc xin ngừa dại.
Thân mến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình