Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi ơi: Ngoại tâm thu có nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Khoảng nửa tháng trở lại đây, em thấy tim có chút vấn đề là khi nhịp đang bình thường, lâu lâu lại "nháy" mạnh lên một nhịp. Em có đi đo điện tim tuy nhiên không phát hiện được gì vì chỉ đo thông thường, hiện tại nhịp tim của em là trên 70n/phút. Em có hỏi rất nhiều nơi và cũng cố gắng tham khảo nhiều tài liệu nói về vấn đề này và được biết đó là dấu hiệu của bệnh ngoại tâm thu. Theo như em được biết thì ngoại tâm thu là một nhát bóp đến sớm và bất thường so với những nhát bóp thông thường. Nhưng khi tự theo dõi bằng cách bấm cổ tay thì em thấy nó đến muộn hơn và ngay sau nhịp thường, có khi mạnh lên ngay đúng vị trí nhịp kế tiếp (Không có hiện tượng bỏ nhịp). Em được khuyên là nên đi theo dõi điện tim trong 24 giờ. Thú thật với BS là hiện giờ công việc em rất bận nên em chưa thu xếp được. Có điều này em xin nói thêm là hiện tượng này chỉ xuất hiện khi nghỉ ngơi hay ngồi yên một chỗ, ngoại trừ khi ngủ thì đặc biệt không xuất hiện và bị nhiều nhất vào lúc đói có nghĩa là những lúc cơ thể vận động hay vui chơi thì không hề bị. Rất mong BS có thể cho em biết là hiện tượng này có nguy hiểm không và có thể điều trị bằng thuốc không ạ? Em xin cảm ơn! Hiện em đang dùng thuốc Cordaron 200 và Dasarad 75 với liệu lượng 1v/loại/ngày. (Thanh Hà, cao: 100, nặng: 75, tuổi: 30)

Trả lời
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào Thanh Hà,


Không biết em có ghi nhầm không mà chiều cao của em là 100, còn cân nặng là 75?

Đúng như em nói, ngoại tâm thu là nhát co bóp của tim đến sớm, vì đến sớm hơn bình thương nên lúc đó tim chưa nhận đủ máu về dẫn đến nhát bóp ngoại tâm thu sẽ có lượng máu ít hơn bình thường và do đó mạch cũng nẩy yếu hơn bình thường, đa số người không quen sẽ không bắt được mạch của nhát ngoại tâm thu. Sau nhát ngoại tâm thu thường thì tim sẽ có một khoảng nghỉ bù nên nhát tiếp theo sẽ đến trễ hơn một chút. Vì đến trễ hơn nên nó có nhiều thời gian nhận máu hơn bình thường dẫn đến nhát bóp sau ngoại tâm thu sẽ bơm nhiều máu hơn bình thường, mạch sẽ nẩy mạnh hơn.

Ngoại tâm thu được chia thành ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất. Để phân biệt cần phải dựa trên điện tâm đồ. Thông thường nếu ngoại tâm thu xuất hiện không thường xuyên, trên nền tim không có bệnh lý về cấu trúc thì không nguy hiểm.

Cordarone là một thuốc chống loạn nhịp rất hiệu quả, tuy nhiên đây là thuốc có rất nhiều tác dụng phụ và chỉ dùng trong trường hợp thật cần thiết khi các thuốc khác không hiệu quả hoặc không phù hợp. Dasarab là thuốc kháng kết tập tiểu cầu, nếu em chỉ có ngoại tâm thu thì không cần thiết phải dùng thuốc này.

Chúc em khỏe mạnh.

Thân mến,

BS Trần Nhân Tuấn
Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X