Hotline 24/7
08983-08983

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

1 Phố Yec Xanh, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024 3971 6356 • Website: http://www.nihe.org.vn

Theo dõi Chỉ đường

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên đơn vị: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

-  Tên Tiếng Anh: National Institute of Hygiene and Epidemiology (NIHE)

-  Tên Tiếng Pháp: Institut National d’Hygiène et d’Epidemiologie (INHE)


2. Tên của Viện qua các giai đoạn:

• Viện Vi trùng học (1945-1946): Theo Sắc lệnh luật số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.• Viện Pasteur Hà Nội:1946-1957  • Viện Vi trùng học: 1957-1961• Viện Vệ sinh Dịch tễ học Hà Nội (1961-1998): Theo Quyết định số 291/BYT-QĐngày 25 tháng 3 năm 1961 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sát nhập Viện Vi trùng và Viện Vệ sinh thành Viện Vệ sinh Dịch tễ học.• Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (1998- nay): Theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ thuộc Bộ Y tế.

3. Chức năng chung :

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có chức năng nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học phân tử; nghiên cứu phát triển vắc xin mới và chế phẩm sinh học dùng cho người; chỉ đạo một số chương trình y tế quốc gia; tư vấn và đề xuất với Bộ Y tế về các chiến lược và biện pháp y học dự phòng nhằm hạn chế và thanh toán các bệnh phổ biến, nguy hiểm và mới nảy sinh; chỉ đạo hoạt động chuyên ngành, đào tạo sau đại học và xây dựng mạng lưới y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc.

4. Nhiệm vụ:

4.1.Nghiên cứu khoa học:

a) Nghiên cứu dịch tễ học: Nghiên cứu phát hiện quy luật dịch tễ và yếu tố nguy cơ các bệnh lây và bệnh không lây, chú trọng các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm và mới nảy sinh; nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch;
b) Nghiên cứu vi sinh y học, xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh như vi rút, vi khuẩn... với mức độ an toàn sinh học cao nhất và các biện pháp phòng chống;
c) Nghiên cứu về miễn dịch và sinh học phân tử, đáp ứng miễn dịch và sự thay đổi về miễn dịch học đối với các bệnh;
d) Nghiên cứu cơ bản,nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế dùng cho người;
đ) Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.

4.2.Chỉ đạo tuyến trên phạm vi toàn quốc:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, kế hoạch triển khai phòng chống dịch bệnh, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế về y tế trên phạm vi toàn quốc;
b) Chỉ đạo xây dựng mạng lưới chuyên môn, kỹ thuật và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động phòng chống bệnh dịch trên phạm vi toàn quốc, trực tiếp chỉ đạo chuyên ngành cho các tỉnh phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế xã hội của từng khu vực và địa phương.
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về phòng chống dịch bệnh; Chỉ đạo một số chương trình mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng;
d) Theo dõi, giám sát hỗ trợ và đánh giá việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực Dịch tễ học,Vi sinh y học, Miễn dịch học;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống báo cáo thống nhất về các số liệu dịch tễ học các bệnh phổ biến, nguy hiểm và mới nảy sinh theo thẩm quyền;
e) Tham gia xây dựng và phổ biến các thường quy quốc gia về xét nghiệm, giám sát và phòng chống dịch;
g)Tham gia chỉ đạo thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ, các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng.

4.3.Đào tạo:

a) Đào tạo sau đại học: Đào tạo Tiến sĩ, đào tạo Thạc sĩ (liên kết với các trường đại học) cho các chuyên ngành Dịch tễ học, Vi sinh y học, Miễn dịch học, Y tế công cộng và các chuyên ngành khác theo quy định;
b) Tham gia đào tạo đại học chuyên ngành Dịch tễ học, Vi sinh y học và Miễn dịch học trong các trường Đại học;
c) Tổ chức đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y tế dự phòng cho các khu vực và địa phương trên toàn quốc;
d) Tham gia tổ chức đào tạo cao đẳng và trung cấp xét nghiệm y tế dự phòng;
đ) Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực y tế dự phòng;
e) Tổ chức biên soạn và in ấn các giáo trình, sách tham khảo, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí Y học dự phòng...;
g) Quản lý các thông tin, dữ liệu về y tế dự phòng.

4.4.Giáo dục truyền thông:

a) Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh phổ biến phù hợp và có hiệu quả;

b) Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, các bộ, ban, ngành của địa phương và các cơ quan có liên quan để tiến hành công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân về các bệnh phổ biến và các biện pháp phòng chống trên phạm vi toàn quốc.

4.5.Hợp tác quốc tế :

a) Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nước, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong việc đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về y tế; chủ động khai thác nguồn viện trợ quốc tế, đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạocán bộ, xây dựng cơ bản và cung cấp trang thiết bị.
c) Tổ chức và phối hợp tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo và hội nghị khoa học quốc tế chuyên ngành song phương và đa phương; trao đổi thông tin khoa học chuyên ngành trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
d) Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Viện (cử cán bộ đi học tập,         nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia,giảng viên, học viên là người nước ngoài                   đến nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện theo đúng các quy định và quy chế hợp tác quốc tế).      Viện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà Viện cử hoặc cho phép ra nước ngoài và đồng thời  chịu trách nhiệm quản lý các đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.

4.6.Quản lý đơn vị:

a) Chỉ đạo và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trực thuộc Viện được thành lập theo quy định của Nhà nước.
b) Xây dựng và triển khai quy chế hoạt động của Viện dựa theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, quản lý tổ chức cán bộ,  công chức, biên chế,tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của Viện theo quy định của nhà nước;
d) Tiếp nhận, quản lý và phân phối kinh phí, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất cho các địa phương trên toàn quốc theo yêu cầu của Bộ Y tế;
đ) Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của Viện, từng bước hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức doanh nghiệp nhà nước thuộc Viện khi có nhu cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm,dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo đúng quyđịnh của nhà nước;
g) Triển khai các dịch vụkhoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, phát triển các dự án hợp tác trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng thêm nguồn kinh phí cho Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trong Viện;

Đội ngũ bác sĩ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X