Hotline 24/7
08983-08983

Xóa hình xăm bị nhiễm trùng, phải làm sao BS ơi?

Em đi xóa vết xăm và có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi phát hiện em đã uống kháng sinh và giảm nề 3 ngày.

Ngoài ra, em cũng rửa vết thương bằng nước muối, ôxy già cùng pôvidin iot nhưng tình trạng không khá hơn, vết thương vẫn còn mủ. Em không nghĩ xóa vết xăm bị ảnh hưởng đến vậy, bây giờ em phải làm sao ạ?

Đỗ Thị Mai - Maido121992@

 

Nhiều phụ nữ chọn laser để xóa hình xăm với hy vọng được an tooàn, tránh bị nhiễm trùng. Ảnh minh họa: internet
Nhiều phụ nữ chọn laser để xóa hình xăm với hy vọng được an tooàn, tránh bị nhiễm trùng. Ảnh minh họa: internet

Phương pháp xóa xăm tốt nhất hiện nay là laser như: laser CO2, Yag, Revlite và laser tốt nhất, xóa hiệu quả nhất vẫn là Yag, Revlite.

Xóa xăm bằng laser bao giờ vết xóa cũng rất sâu, đặc biệt với hình xăm màu đỏ. Ngoài cách sát trùng không đúng trước khi xóa xăm, sử dụng dụng cụ không vô khuẩn, chăm sóc vết xóa không đúng cách… sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, với những người bị suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, dùng corticoid kéo dài, nhiễm HIV, bị các bệnh mạch máu (miễn dịch)…là các đối tượng dễ bị nhiễm trùng sau xóa xăm hoặc bị thương.

Theo những dấu hiệu bạn mô tả thì bạn đã bị nhiễm trùng. Đây là nhiễm trùng ngoại khoa, một tai biến thường xảy ra sau chấn thương, vết thương hoặc sau khi phẫu thuật nên đòi hỏi phải can thiệp ngoại khoa để giải thoát mủ hoặc loại bỏ mô hoại tử (nếu có).

Nhiễm trùng ngoại khoa khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của vi sinh vật, nguyên nhân gây ra, sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Thường gặp nhất là nhiễm trùng khu trú, hoại tử tại chỗ, nhiễm trùng uốn ván.

Nhiễm trùng uốn ván là nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là do không tiêm phòng đủ vắcxin uốn ván. Còn nhiễm trùng khu trú tại chỗ, nếu không xử lý kịp thời có thể lan rộng vào xương, hoại tử xương. Đặc biệt với những đối tượng bị suy giảm miễn dịch thì sự lan rộng của nhiễm trùng rất mạnh và khi lan toàn thân có thể gây shock nhiễm trùng và tử vong.

Cách tốt nhất bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán mức độ nhiễm trùng và có các xử lý kịp thời, cũng như chích ngừa uốn ván (nếu bạn chưa chích).

AloBacsi.vn
Theo BS Phạm Xuân Khiêm - Phụ Nữ Online

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X