Hotline 24/7
08983-08983

Viêm loét dạ dày tá tràng có phải do xâm nhập bạch cầu ái toan?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em bị viêm ruột viêm dạ dày loét hành tá tràng, bạch cầu của em là 15000. Vậy em có phải bị viêm do xâm nhập bạch cầu ái toan không, hay viêm dẫn đến tăng bạch cầu? Phương pháp điều trị thế nào ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chỉ số bạch cầu tăng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chỉ số bạch cầu tăng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Viêm đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan là một tình trạng hiếm gặp và dị thường, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan từng mảng (patchy) hoặc lan toả khắp mô đường tiêu hóa, bệnh lần đầu tiên được mô tả bởi tác giả Kaijser vào năm 1937. Mỗi ca bệnh là một điểm riêng với các tổn thương đặc thù, tùy thuộc vào vị trí cũng như độ nông sâu, lan tỏa diện rộng của ruột và có diễn tiến tái phát mạn tính (chronic relapsing course). Thể bệnh có thể phân loại thành thể niêm mạc (mucosal), thể ở cơ (muscular) và thể thanh mạc (serosal types) dựa vào độ sâu của thương tổn.

Chẩn đoán bệnh lý viêm đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan là phải dựa trên kết quả sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa, có sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong mô đường tiêu hóa. Kết quả xét nghiệm “bạch cầu của em là 15000” chỉ là tăng tổng số lượng bạch cầu nói chung, có thể gặp do nhiều trường hợp khác nhau (viêm ruột bình thường), nếu như số lượng bạch cầu eosin ngoại vi tăng cao mới hướng nhiều đến thể bệnh viêm đường tiêu hóa do tăng bạch cầu ái toan.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày - tá tràng?

Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.

Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày là chữa lành vết loét từ đó giúp loại trừ triệu chứng tái phát và tránh các biến chứng. Sau khi điều trị, thường bệnh nhân sẽ thấy tình trạng được cải thiện trong vòng 2 tuần. Việc tái phát có thể diễn ra nếu những nguy cơ gây bệnh dai dẳng.

Nếu thuốc không có tác dụng hoặc những biến chứng nghiêm trọng xảy ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện nay phẫu thuật không được áp dụng nhiều.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Tránh những thứ làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng như Aspirin, NSAID, hút thuốc, uống rượu;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn nôn ra máu hoặc dịch nhầy màu cà phê;
- Gặp bác sĩ nếu bạn đi ngoài phân có máu hoặc màu đen;
- Gọi bác sĩ nếu bạn yếu trong người hay xanh xao;
- Nếu việc điều trị không giúp cải thiện cơn đau, hãy nói cho bác sĩ biết;
- Ngoài ra, hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với nhiều rau quả và ngũ cốc, đồng thời chú ý kiểm sóat stress để tránh làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X