Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao răng em bị nứt dù không hề va chạm?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi năm nay 26 tuổi, vừa mới điều trị chữa tủy 1 răng nhai hàm dưới được 3 ngày và có lấy cao răng. Quá trình điều trị tủy, tôi phải đi tới 7 lần tính từ lần thăm khám đầu tiên cho đến khi hoàn tất. Trong quá trình lấy tủy hầu như lần nào BS phụ trách cũng làm rất mạnh tay, tỳ tay vào hàm dưới của tôi để làm, và lần nào về nhà tôi cũng rất đau, dù uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng. Và đau nhất là ở lần thứ 5, sau khi về nhà, mặt trước hàm dưới của tôi bắt đầu xuất hiện hiện tượng tê buốt. Tôi không biết những bệnh nhân khác có bị giống vậy hay không. Nhưng mấy ngày gần đây, tôi phát hiện thấy 2 răng cửa hàm dưới xuất hiện đường nứt dọc theo thân răng, từ mặt nhai cho đến gần giữa thân. Đường nứt này nhìn như đường kẻ, và soi đèn mới thấy được. Khi ăn uống nóng lạnh thì bình thường, nếu nhai thì hơi ê. Nhưng nếu không ăn uống gì thì lại cảm thấy 2 răng này bị tê và hơi lạnh. Tôi đi khám lại thì BS bảo răng tôi bị va chạm, ít nhai ở răng đó. Nhưng tôi lại không hề va chạm vào đâu. Cho tôi hỏi tôi bị như vậy có thể là do tác động của quá trình điều trị trước hay không? Tôi cảm thấy rất lo lắng và cũng rất sợ phải đi nha khoa khám lại. Mong được BS tư vấn. Xin cám ơn.

Trả lời
Nứt răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nứt răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Quy trình điều trị tuỷ và lấy cao răng không thể tạo nên những vi nứt trên hai răng cửa dưới của bạn. Thông thường những vết nứt này xuất hiện do mô răng giòn, chấn thương răng do ăn nhai hoặc va chạm, ăn uống đồ nóng lạnh liên tục...

Nếu bạn luôn có cảm giác ê buốt tại hai răng trên thì bạn nên quay trở lại gặp BS để khám chụp phim kiểm tra, xem tuỷ răng có bị ảnh hưởng không, mức độ nứt mô răng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Răng bị nứt dọc, phải làm sao?

>> Răng bị nứt có thể tự lành không?

Men răng - bề mặt ngoài của răng là chất cứng nhất trong cơ thể con người, thậm chí mạnh mẽ hơn so với xương. Men răng có thể chịu được rất nhiều hao mòn. Nhưng theo thời gian với những áp lực như siết chặt, nghiền hoặc nhai vật cứng, răng của chúng ta sẽ gặp những nguy cơ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có một chiếc răng bị nứt, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị nhanh chóng, trước khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Răng bị nứt sẽ xuất hiện những triệu chứng gồm đau thất thường khi nhai hoặc đau khi răng tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X