Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao chảy máu nhiều sau đốt laser hạt cơm?

Câu hỏi

BS ơi, Tôi vừa đốt hạt cơm bằng laser tại BV Da Liễu Đà Nẵng. Tại sao mỗi lần thay băng lại chảy máu nhiều? Nếu băng thấm nhiều máu thì có nên thay lại không? Xin cảm ơn BS.

Trả lời
Hạt cơm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hạt cơm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thứ nhất là phải xét xem có thật sự vết thương chảy máu “nhiều” mỗi lần thay băng hay không, bởi vì có 1 số bệnh nhân rất sợ máu, thấy có máu là thấy “nhiều” rồi nhưng thật sự có khi chỉ là máu rịn tại nơi vết thương thấm băng gạc thôi. Thứ hai là dù cho thay băng có chảy máu thì vẫn phải thay băng mỗi ngày, nếu không, chính môi trường máu, dịch này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm vết thương nhiễm trùng.

Xét về nguyên nhân gây chảy máu thì chắc chắn là có mạch máu bị tổn thương, tùy mức độ chảy máu và cơ chế mà sẽ có hướng xử trí khác nhau, cần chú ý xem băng gạc có quá khô và bám chặt vào vết thương hay không để mỗi lần thay băng là lột luôn cả lớp mài bảo vệ gây chảy máu.

Bạn cần tái khám lại tại nơi đã đốt mụn cơm cho bạn để BS đánh giá lại vết thương, hướng dẫn xử lý vết thương đúng cách, có thể thêm thuốc hỗ trợ giảm chảy máu nếu cần.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mụn cóc, hay còn gọi là hột cơm, là một dạng tăng sản của da gây ra do virus. Virus này thuộc nhóm virus papilloma ở người gây ra chứng mụn cóc. Những loại virus khác nhau thường gây bệnh ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể

Mụn cóc dạng thông thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Dạng mụn cóc này thường giống như chùm bông cải (bông súp lơ). Dạng mụn cóc móng thường xuất hiện ở quanh móng tay. Dạng mụn cóc dẹt, ở mặt, đầu gối và ở khủy tay trẻ em và phụ nữ trẻ tuổi, thường bề dày mỏng và có màu da. Mụn cóc sinh dục ở bộ phận sinh dục hay hậu môn thường được lây qua đường tình dục. Mụn cóc bàn chân ở lòng bàn chân thường được lây khi đi chân trần. Mụn cóc dạng chỉ có kích cỡ nhỏ thường kèm theo các sợi mảnh giống như lông tóc.

Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày.

Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt mà không tạo sẹo.

Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mục đích của điều trị là chỉ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.

Các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp loại bỏ hạt cơm đó là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những mụn cơm khô ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật.

Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hằng tuần hay hằng tháng để trừ hẳn mụn cơm.

Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn có thể dùng kem  hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm.

Liệu pháp laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân.

Phòng bệnh hạt cơm: Trước hết phải tránh tiếp xúc, không nên cào hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh.

Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X