Hotline 24/7
08983-08983

Tính cả việc phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất

Ba phương án xử lý nhà máy đóng tàu Dung Quất, trong đó Bộ Công thương tính tới cả phương án cho phá sản nhà máy này.

Cụ thể 3 phương án theo đề xuất của Bộ Công thương bao gồm:

Thứ nhất, tiến hành tái cơ cấu nhà máy đóng tàu Dung Quất theo hướng xử lý các tồn tại, căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định, đánh giá hiệu quả của nhà máy sau khi tái cơ cấu.

Tinh caviec pha sannha may dong tau Dung Quat
Bộ Công thương tính phương án cho phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất. Ảnh minh họa

Trong đó, có hai trường hợp là nhà máy đóng tàu Dung Quất có thể trực thuộc Petro Vietnam hoặc tách khỏi Petro Vietnam.

Phương án thứ hai là chuyển nhượng công ty. Petro Vietnam sẽ lên kế hoạch, hình thức, điều kiện và khả năng thực hiện.

Phương án ba là cho phá sản nhà máy theo quy định. Petro Vietnam đánh giá các pháp lý liên quan, khả năng thực hiện, thiệt hại về vốn đầu tư tài sản của nhà nước… để trình Chính phủ xem xét.

Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu tiến hành đánh giá, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong thời gian qua.

Đồng thời, khẩn trương thống nhất với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) về phương án chuyển giao Tàu 104.000 DWT.

Nhà máy đóng tàu Dung Quất thành lập năm 2006 thuộc SBIC và chuyển về Petro Vietnam năm 2010.

Tính đến cuối năm 2015, PVN đã phải trích lập dự phòng toàn bộ 1.990 tỷ đồng rót vốn vào Nhà máy đóng tàu Dung Quất. Tuy nhiên, do nhà máy liên tục thua lỗ khiến Petro Vietnam đã phải trích lập dự phòng rủi ro đầu tư 100%.

Theo An An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X