Hotline 24/7
08983-08983

Sứ quán Triều Tiên ở Malaysia - tâm điểm chú ý trong nghi án Kim Jong-nam

Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia đã trở thành tâm điểm trong tranh cãi ngoại giao cấp cao giữa hai nước về nghi án Kim Jong-nam.

su-quan-trieu-tien-o-malaysia-tam-diem-chu-y-trong-nghi-an-kim-jong-nam

Đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia. Ảnh: Reuters

Ngày 4/3, Malaysia ra lệnh trục xuất đại sứ Triều Tiên, đánh dấu đòn giáng nặng nề cho mối quan hệ nhanh chóng trở nên tồi tệ kể từ sau vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol. Malaysia và Hàn Quốc tin Kim Chol là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Truyền thông suy đoán rằng hai trong số các nghi phạm Triều Tiên có thể đang trốn trong đại sứ quán. Trong khi đó, đại sứ Triều Tiên gọi cuộc điều tra của Malaysia là thiên vị và yêu cầu Malaysia bàn giao thi thể.

Trong ba tuần qua, truyền thông địa phương quốc tế đã liên tục chầu chực bên ngoài đại sứ quán, quan sát những chiếc xe đến và đi khỏi tòa nhà, theo AFP.

"Hiếm khi đại sứ quán Triều Tiên trở thành tâm điểm như thế này vì họ thường rất lặng lẽ", Roy Rogers, chuyên gia tại Đại học Malaya, nhận xét.

Malaysia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên vào những năm 1970. Khoảng năm 2000, Mỹ và Triều Tiên đã tổ chức các cuộc đàm phán ở thủ đô Malaysia để kiềm chế chương trình tên lửa của Triều Tiên nhưng đàm phán thất bại.

Bình Nhưỡng mở đại sứ quán tại Malaysia vào năm 2003, Kuala Lumpur trở thành nơi gặp gỡ kín đáo cho các cuộc đàm phán với Washington.

Tháng 10 năm ngoái, các cựu quan chức ngoại giao Mỹ đã tổ chức cuộc hội đàm kín với các quan chức cấp cao Triều Tiên tại thành phố này.

Cũng có những hoạt động bí mật hơn. Một báo cáo do ban chuyên gia của Liên Hợp Quốc công bố tháng này nói rằng có một công ty bình phong do tình báo Triều Tiên lập ở Malaysia, khiến Kuala Lumpur bị chỉ trích là ngây thơ trong giao dịch với Bình Nhưỡng.

"Tôi không nghĩ giới chức Malaysia ngây thơ. Chắc là họ biết người Triều Tiên làm gì ở nước họ. Họ khuất mắt trông coi thôi", Faisal Hazis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Đại học Quốc gia Malaysia, nhận xét.

Công ước Vienna năm 1961 cho phép nhà ngoại giao và sứ quán quyền miễn trừ ngoại giao. Một số người tin rằng các nghi phạm sẽ sử dụng điều đó để tránh bị bắt hoặc truy tố nếu họ trốn trong sứ quán.

"Vụ việc có khả năng trở nên giống như trường hợp của Assange", Ibrahim nói, đề cập đến Julian Assange, người sáng lập trang web Wikileaks, trú tại đại sứ quán Ecuador ở London kể từ năm 2012.

"Vụ việc phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn của giới chức Malaysia", ông nói thêm.

Lập trường của Malaysia đang ngày càng cứng rắn. Với lệnh trục xuất đại sứ và hủy miễn thị thực cho người Triều Tiên, họ đang ngày càng bước gần đến việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

"Chúng ta chưa cắt đứt quan hệ nhưng đang tiến gần đến việc đó", Oh Ei Sun, chuyên gia tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết.

"Nếu họ (Triều Tiên) tiếp tục đưa ra những cáo buộc vô căn cứ, từ chối hợp tác với cuộc điều tra, hoặc cuộc điều tra kết luận rằng vụ sát hại do nhà nước bảo trợ thì sau đó quan hệ ngoại giao sẽ thực sự tụt dốc không phanh", ông nói thêm.

Theo Phương Vũ - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X