Hotline 24/7
08983-08983

Ở Sài Gòn trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi

Ở Sài Gòn, chỉ cần vài phút dừng xe bên vệ đường, mua 1 ly nước sâm và uống cạn ly nước, rồ tay ga tiếp tục cuộc hành trình. Cơn nóng được giải quyết nhanh chóng và gọn gàng.

Một văn hoá nước sâm rất đặc trưng của người Sài Gòn - Chợ Lớn

Ở Sài Gòn có rất nhiều thức uống giải khát được mọi người ưa chuộng trong mùa nắng nóng, có thể kể đến như nước mía, nước rau má, trà sữa, hay bình dân nhất là trà đá. Tuy nhiên nước sâm, nước đắng (còn gọi là nước mát) vẫn luôn chiếm một vị trí nhất định, khó có thể thay thế trong đời sống người Sài Gòn nói chung và người dân Chợ Lớn nói riêng.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 1.Nước mát đã trở thành một thức uống quen thuộc của người Sài Gòn.

Chưa có một thông tin chính xác nào về thời gian mà loại thức uống dân dã này chính thức xuất hiện ở Việt Nam. Chỉ biết rằng hình ảnh những xe nước sâm trên vỉa hè từ hàng thập kỷ nay đã trở nên thân thương với người Sài Gòn.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 2.Ở Sài Gòn bạn rất dễ tìm thấy những tiệm bán nước sâm, đặc biệt là ở khu Chợ Lớn.

Vào những ngày trời nắng nóng, thay vì dừng xe vào quán ngồi uống ly nước mía hay cà phê, thì nhiều người Sài Gòn chọn cách đậu xe ngay trên vỉa hè, thưởng thức sự mát rượi từ ly nước sâm ngay trên yên xe, rồi rồ ga chạy đi, nhường chỗ cho vị khách đến sau.

Tất cả chỉ gói gọn trong vài phút, gọn gàng, nhanh chóng, phù hợp với tiêu chí mà người dân thành thị vẫn ưa chuộng. Và chắc cũng hiếm có một nơi nào ở Việt Nam, mà người dân lại có cách thưởng thức nước giải khát gọn lẹ như thế.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 3.Dưới trời nắng nóng được thưởng thức 1 ly nước mát thanh nhiệt thì chẳng còn gì đã hơn.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 4.Chẳng cần mất thời gian, chỉ ngồi yên trên xe sẽ có người đem ly nước sâm đến cho bạn.

Nguyên liệu nấu nước sâm thông thường rất dễ tìm, gồm: Mía lau, rễ tranh, râu bắp, ngoài ra còn có thể thêm astiso, lá mã đề, bông cúc, ngò hay cần tau, thục địa... chúng ta có thể dễ dàng mua được các nguyên liệu này ở chợ để nấu cho gia đình một nồi nước sâm thanh mát.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 5.Nguyên liệu nấu nước sâm rất dễ tìm.

Nước sâm được ưa chuộng không chỉ vì giúp thanh nhiệt, giải khát, mà còn là một loại nước thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Loại nước giải khát này giúp thông tiểu, chống mệt mỏi và có tính kháng khuẩn nhẹ.

Tuy nhiên, những công dụng trên chỉ phát huy trong điều kiện các dược thảo phải đầy đủ và có chất lượng đạt yêu cầu.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 6.Sự tiện lợi của các hiệu nước sâm khiến người dân thành thị khá ưa thích.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 7.Bên cạnh đó công dụng của loại nước uống này cũng khá tốt cho sức khoẻ, nếu người bán sử dụng đủ các loại thảo mộc.

Bát Bửu - Tiệm nước sâm gần nửa thế kỷ luôn nườm nượp khách

Tại ngã tư đường Trần Quý - Tạ Uyên (quận 11) đã gần nửa thế kỷ nay, tiệm nước sâm Bát Bửu của gia đình ông Minh vẫn luôn nườm nượp khách mỗi dịp Sài Gòn vào mùa nóng. Đây cũng là một trong những xe nước sâm của người Hoa nổi tiếng nhất khu Chợ Lớn.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 8.Tiệm sâm Bát Bửu luôn nườm nượp khách mỗi khi trời nóng.

Bà nội của ông Minh là một người gốc Hoa (Quảng Đông) sang Việt Nam lập nghiệp từ những năm 40 của thế kỷ trước. Năm 1972, bà bắt đầu công việc bán nước sâm với chiếc xe nhỏ ở vỉa hè, dần dần tiếng lành đồn xa, tiệm nước sâm ngày một được nhiều người ưa chuộng.

Trong suốt gần nửa thế kỷ tồn tại, tiệm Bát Bửu chưa bao giờ khiến thực khách phải thất vọng về chất lượng của sản phẩm.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 9.Tiệm nước sâm Bát Bửu do một cụ bà người gốc Hoa lập ra.

Khác với nhiều tiệm nước sâm trong thành phố, nước sâm Bát Bửu chỉ bán 2 loại nước chính là nước ngọt và nước đắng. Nước ngọt (hay còn gọi là nước sâm mía lau) được nấu từ mía lau và các loại lá thảo dược.

Nước đắng có vị đắng, chát được nấu từ thuốc bắc, hơi khó uống với người không quen, nhưng lại là một thức uống rất bổ dưỡng.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 10.Nước đắng ở tiệm Bát Bửu tuy khó uống nhưng rất tốt cho sức khoẻ.

Ông Minh đã là đời thứ 3 kế nghiệp cửa tiệm Bát Bửu, cũng là người trực tiếp nấu nước sâm mỗi ngày. Ông cho biết thông thường phải thức đến tận 1 - 2g khuya nấu nước sâm, để sáng có nước bán cho khách.

Còn đối với nước đắng thì mất nhiều thời gian hơn, nên ông Minh thường nấu vào buổi sáng, thông thường mất hơn 6 tiếng cho nồi nước đắng.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 11.Mía lau là nguyên liệu quan trọng của 1 nồi nước sâm. Cứ cách 2 ngày người ta lại chở đến tiệm Bát Bửu 1 xe mía, chứa khoảng 60 bó mía lau.

Tiệm mở cửa bán từ 8g sáng đến 22g đêm, mỗi ly có giá là 6.000 đồng, chai nhỏ 14.000 đồng, chai lớn 22.000 đồng. Khách đến uống vẫn thường mua vài chai đem về uống thêm.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 12.Tiệm đông nhất là vào giữa trưa và giờ tàn học.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 13.Các em nhỏ rất thích thức uống này.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 14.Giá 1 ly nước không quá cao nên người lao động cũng rất ưa chuộng để giải khát.

Ở Sài Gòn khi trời nóng, ai cũng muốn dừng xe để ghé uống ly nước sâm mát rượi - Ảnh 15.Chẳng biết từ khi nào mà nước sâm đã trở thành một điểm nhấn rất riêng của Sài Gòn, thức uống dân dã ấy là kết tinh của sự giao thoa văn hoá ở Sài Gòn và đại diện cho nhịp sống hối hả nhưng không kém phần tinh tế của người thành thị.

Theo Toàn Nguyễn - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X