Hotline 24/7
08983-08983

Nhóm máu hiếm là gì?

Nhóm máu hiếm là gì? Xin hỏi nhóm máu nào có thể cho, nhận và nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Một bạn đọc

Trước năm 1900, những người được truyền máu sống hay chết là do may hay rủi vì không thể biết được nhóm máu nào được cho và nhóm máu nào được nhận. Bởi vì việc trộn hai nhóm máu khác nhau sẽ gây ra hiện tượng “kết khối”, nghĩa là các tế bào máu dính với nhau, tạo ra phản ứng đông máu và khiến người nhận máu tử vong.
 
Cho đến 1900, nhà khoa học Áo Karl Landsteiner phát hiện máu được chia thành các nhóm khác nhau. Khi nói về nhóm máu là nói đến các protein - các kháng nguyên - tồn tại trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Và đặc trưng tiêu biểu cho những loại kháng nguyên đó là các nhóm A, B, AB và O, hay còn gọi tắt là nhóm ABO. Do vậy, có tổng cộng 4 nhóm máu chính là: A, B, AB, O.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bất kỳ nhóm máu nào cũng đều nhận và cho được chính nhóm máu đó. Nhóm máu O chỉ nhận chính nó (nhóm máu O), nhưng cho được tất cả các nhóm máu khác. Nhóm máu A nhận được chính nó (nhóm máu A), nhóm máu O, và cho được nhóm máu A, AB. Nhóm máu B nhận được chính nó (nhóm máu B), nhóm máu O, và cho được B, AB. Nhóm máu AB nhận được tất cả các nhóm máu nhưng chỉ có thể cho chính nó (nhóm máu AB). Tuy nhiên, quy trình cho và nhận máu vẫn ưu tiên cho và nhận chính nhóm máu đó.

Ngoài ABO, còn có hệ thống kháng nguyên Rh. Được gọi là Rh dương tính khi có kháng nguyên Rh. Tình trạng âm hoặc dương tính này sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO. Chẳng hạn, nếu bạn thuộc nhóm máu A và có Rh dương tính, bạn sẽ được xếp là A dương tính (A+). Ngược lại, bạn sẽ là A âm tính (A-). Cách gọi tương tự với các nhóm máu khác. Đại đa số mang nhóm Rh+ (khoảng 86% dân số). Người mang nhóm Rh- cũng được coi là người mang nhóm máu hiếm. Tỷ lệ người Việt Nam mang nhóm máu hiếm rất thấp: khoảng 0,04%

Và cũng xảy ra sự bất tương đồng nếu trộn nhóm Rh- với nhóm Rh+ vì có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu.

Nhóm máu không biểu hiện gì cho sức khỏe cả, nhưng những người ở nhóm cụ thể nào đó có thể mang những đặc điểm có ý nghĩa đối với sức khỏe của họ. Chẳng hạn, nhóm A có xu hướng mắc các bệnh tim mạch (do lượng Cholesterol & Triglyceride trong máu tăng cao), bệnh ung thư, bệnh thiếu máu ác tính... cao hơn. Nhưng thuộc nhóm máu A cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc các căn bệnh này.

Nếu nhóm máu của bạn rất hiếm (chẳng hạn nhóm máu AB-), bạn nên gửi máu vào ngân hàng máu để phòng khi bạn cần truyền máu. Hoặc bạn cũng nên gia nhập hội những người mang nhóm máu hiếm để giúp đỡ nhau khi cần.

AloBacsi.vn
Theo BS hà Văn Tỵ - Doanh Nhân Sài Gòn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X