Hotline 24/7
08983-08983

Ngoại trưởng Mỹ so sánh tái thiết quan hệ với Cuba giống Việt Nam

Ngoại trưởng John Kerry cho rằng động thái mới của Mỹ với Cuba cũng tương tự việc nước này bình thường hóa quan hệ với Hà Nội cách đây gần 20 năm, không dễ dàng nhưng đáng giá.

JohnKerry(L) embracesAlan Grossat Joint Base Andrews inMarylandoutside Washington December 17,

Ngoại trưởng JohnKerry chào mừng công dân Mỹ Alan Gross hồi hương sau 5 năm bị giam ở Cuba hôm qua. Ảnh: Reuters

"Từ cách đây hơn 20 năm, tôi đã được trực tiếp chứng kiến ba tổng thống - một Cộng hòa và hai Dân chủ - thực hiện một nỗ lực tương tự nhằm thay đổi mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam", WSJ dẫn thông cáo của ông Kerry. "Điều đó không dễ dàng gì. Nỗ lực đó đến hôm nay vẫn chưa hoàn thành. Nhưng phải bắt đầu thì mới đi tiếp được".

Giới chức Mỹ đã có nhiều nỗ lực để tái thiết quan hệ với Việt Nam suốt nhiều năm liền và ông Kerry, khi đó là một thượng nghị sĩ, giữ vai trò tích cực trong quá trình này. Đến ngày 11/7/1995, tức 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ông Kerry cho hay cũng giống với Việt Nam, việc Mỹ thay đổi quan hệ với Cuba sẽ đòi hỏi một sự đầu tư về cả thời gian, sức lực và tài lực.

"Bước đi ngày hôm nay cũng phản ánh niềm tin mãnh liệt của chúng tôi rằng sự rủi ro và cái giá của việc lội ngược dòng thấp hơn rất nhiều so với sự rủi ro và cái giá của việc mắc kẹt trong tư tưởng cứng nhắc của chính chúng ta".

Quyết định của Tổng thống Barack Obama về nối lại quan hệ với Cuba sau hơn 50 năm thù địch cũng nhận được sự ủng hộ của cựu ngoại trưởng, ứng viên tổng thống tiềm năng Hillary Clinton.

"Dù có những ý định tốt, chính sách cô lập kéo dài hàng thập kỷ của chúng ta chỉ củng cố sức mạnh của chính quyền Castro mà thôi", bà Clinton nói. "Như tôi đã nói, cách tốt nhất để mang lại sự thay đổi cho Cuba là cho nhân dân của họ được tiếp xúc với những giá trị, thông tin và những điều kiện vật chất của thế giới bên ngoài".

Bà Hillary nhấn mạnh thêm rằng "tôi ủng hộ quyết định của ông Obama về thay đổi chính sách với Cuba, trong khi vẫn tiếp tục tập trung vào mục tiêu chính của chúng ta, đó là ủng hộ khát vọng tự do của nhân dân Cuba".

Cựu ngoại trưởng cũng hoan nghênh công dân Mỹ Alan Gross, 65 tuổi, trở về nước sau 5 năm bị Cuba giam giữ. Bà cho hay bà đã thúc đẩy việc phóng thích ông trong thời gian còn làm ngoại trưởng. "Đúng là một tin tốt lành khi Alan cuối cùng đã đoàn tụ với gia đình, nơi thuộc về ông ấy".

Tuy nhiên, quyết định của Obama gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz và có thể là một ứng viên tổng thống trong cuộc chạy đua năm 2016, cho rằng thỏa thuận của Mỹ với Cuba là "thảm họa" và "rất tồi tệ".

Nghị sĩ Florida Marco Rubio, và cũng là một ứng viên tổng thống tiềm năng, hoan nghênh việc Cuba thả Gross nhưng lên án việc ông Obama mở rộng quan hệ ngoại giao và kinh tế với láng giềng. Ông cho rằng đây là một động thái "nguy hiểm và liều lĩnh".

Ông Rubio sẽ là chủ tịch tiểu ban Đối ngoại ở tây bán cầu của thượng viện sau khi đảng Cộng hòa lên kiểm soát quốc hội Mỹ năm tới. Ông tuyên bố sẽ "nỗ lực mọi cách để ngăn chặn" chính sách của chính quyền Obama.

Quyết định tái lập quan hệ Mỹ - Cuba diễn ra sau 18 tháng đàm phán bí mật giữa hai nước, với sự hậu thuẫn của Vatican và Canada. Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm qua, ông Obama tuyên bố quan hệ hai nước sẽ bước sang một chương mới.

Theo Anh Ngọc - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X