Hotline 24/7
08983-08983

Hàng Tàu đội lốt Nhật, người Việt lãnh đủ

Ở tại thủ đô Hà Nội, ba cửa hàng khác nhau khai trương có biển hiệu khá quen thuộc: hai tấm biển vuông vức nền đỏ ghi các dòng chữ bằng tiếng Nhật và các chữ Latin màu trắng.

Một cửa hàng Miniso “treo đầu dê bán thịt chó” tại Việt Nam tiếp tay rửa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho hàng “Made in China”.

Và điều đó khiến cho người ta nghĩ ngay đến những cửa hàng chính hiệu bán đồ Nhật Uniglo. Bên trong thì bày biện theo lối nửa của cửa hàng bán lẻ Mụi của Nhật, nửa thì kiểu Mỹ.

Vậy mà các cửa hàng đó, cho dù khoác lên mình chiếc áo cửa hàng Nhật Bản, từ biển hiệu đến quầy kệ, thậm chí cả tag giá cũng in bằng tiếng Nhật, lại hầu như bán đồ “Made in China”, xuất xứ từ Trung Quốc.

Tờ báo Nhật Bản Nikkei mở đầu bài viết về tình trạng các cửa hàng ở Việt Nam bán đồ Trung Quốc dưới lốt Nhật Bản như vậy.

Sở dĩ có tình trạng trên vì hàng Nhật từ lâu nổi tiếng về chất lượng, và trong tâm thức người tiêu dùng, hàng Nhật là số 1, còn hàng Trung Quốc thì rẻ tiền mà chất lượng chẳng ra gì. Vậy thì, treo biển hàng Nhật là một cách thức marketing rất tốt. Và nhiều người Việt đã tin sái cổ.

Một trong những cửa hàng đó có tên là Miniso, hoạt động dưới tên của một công ty được cho là có trụ sở tại Tokyo. Chuỗi này có khoảng 80 cửa hàng trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục, và cửa hàng ở Hà Nội được miêu tả đó là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam.

Khi phóng viên Nikkei hỏi có phải Miniso là công ty của Trung Quốc hay không, thì một cô nhân viên thu ngân trả lời rằng cửa hàng bán đồ do công ty Nhật sản xuất, nhưng sản xuất tại Trung Quốc.

“Nếu Miniso là cửa hàng của Trung Quốc, thì iPhone cũng là hàng Trung Quốc vậy”, cô này trả lời.

Giá cả thì cũng “rất Nhật”, chẳng rẻ chút nào cả, chiếu theo mức thu nhập của người dân Việt Nam. Một chai sữa tắm có giá 130.000 đồng, tức khoảng 5,82 USD. Hàng Nhật mà.

Khi hàng Nhật được coi là thuộc phân khúc cao cấp, thì một làn sóng khác cũng ập đến: hàng Hàn, với phân khúc thấp hơn một chút.

Theo Nikkei, vào đầu tháng 9, một chuỗi cửa hàng Hàn Quốc cũng kịp khai trương ở cả Hà Nội lẫn TPHCM. Chuỗi này, có tên gọi là ilahui, bán hàng có dán nhãn được viết bằng chữ Hangul, nhưng lại gần như bán đồ “made in China”.

Cơn sóng Hàn Quốc đã mang đến làn sóng thời trang sao Hàn khiến cho giới trẻ Việt Nam không ít người mê mệt, và thế là nhắm mắt đi mua hàng Hàn, dù thực chất là hàng Tàu. Cộng đồng người Hàn với khoảng 140.000 người ở Việt Nam đang rất đông đúc.

Các cửa hàng và siêu thị Hàn Quốc, từ Lotte Mart đến Emart liên tục mọc lên, nhưng có vẻ chưa đủ. Thị trường người Việt mới là quan trọng, và hàng Hàn quốc được định vị là hàng trung cấp cho người dùng giới trung lưu, đang được khai phá.

Theo tờ Nikkei, các cửa hàng cửa hiệu ở Việt Nam đang tràn ngập hàng Trung Quốc. Bất chấp những cảnh báo, bất chấp nhiều sự cố, nhiều vấn đề đã được nêu ra, từ chuyện ngộ độc thực phẩm đến nổ pin điện thoại vì hàng dỏm, người bán vẫn bán, người mua vẫn mua.

Do quan hệ hai bên có những lúc căng thẳng trong thời gian gần đây, vì thế làn sóng tẩy chay hàng Tàu khá nhiều, và thế là nhiều người tìm thấy cơ hội bán hàng Nhật, hàng Hàn “made in China”.

“Trung Quốc giờ đã tăng thêm một cấp độ khi làm hàng giả: đó là giả nguồn gốc xuất xứ! Họ chắc sẽ lập tượng đài ghi công ơn nhiều người “được gọi là”Việt đã tiếp tay cho họ “rửa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa””, một bạn đọc bình luận về bài báo của Nikkei.

Theo Hoàng Phi - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X