Hotline 24/7
08983-08983

Đặt tên cầu theo Dr.Thanh: Đi quá giới hạn

Mục đích của Tân Hiệp Phát là để người ta nhớ đến thương hiệu của mình nhưng không cần thiết phải như vậy, nó đang đi quá giới hạn.

Sai lệch ý nghĩa từ thiện

Hơn 1 năm qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã thực hiện chương trình “Nhịp cầu Mơ ước”, tài trợ xây dựng lại 12 cây cầu tại 12 tỉnh miền Tây Nam bộ với tổng kinh phí 8 tỷ đồng. Đáng lưu ý, sau khi các cây cầu được khánh thành đều được đổi lại tên gắn liền với nhãn hàng nước uống Dr Thanh của Tập đoàn.

Trước sự việc trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 4/1, dưới góc độ truyền thông thương hiệu, GS.TS Trần Minh Đạo - Nguyên Trưởng Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: "Tất cả những việc tài trợ đến từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có thể ghi danh, cũng như trước đây xây nhà tình nghĩa, xây nhiều cây cầu ở các vùng, nhà tài trợ đều có quyền được hưởng điều đó. Nhưng tất cả chỉ là ghi rõ tên nhà tài trợ chứ không được đổi tên.

Nếu cứ làm như Dr Thanh vậy thì khi xây nhà cho người dân lại đổi tên thành nhà Dr Thanh. Hay hiện nay nhiều nhà tài trợ còn hỗ trợ xây đền chùa, chả lẽ cũng đổi đình, chùa. Đó là điều vô lý.

Nói ngay như các trường ĐH, các sinh viên cũ tài trợ một số công trình trong khuôn viên trường thì ghi biển, gắn biển vào nói rõ nhà tài trợ, chứ không đổi tên thành nhà tài trợ, nghe nó kệch cỡm, không hợp với cả hệ thống từ xưa đến nay của nhà trường".

Dat ten cau theo Dr.Thanh: Di qua gioi han

Cầu Dr Thanh - An Trạch A. Ảnh IE

Bên cạnh đó, theo ông Đạo, chuyện thay đổi tên của các công trình công cộng không hề dễ dàng, thậm chí phải thông qua ý kiến HĐND, Mặt trận Tổ quốc, ý kiến dân cư, chứ không phải thích để tên như thế nào cũng được.

Cầu là hạng mục thuộc công trình công cộng, nên việc đặt tên, đổi tên cho công trình công cộng, theo ông Đạo được biết thì phải tuân thủ theo Luật, Nghị định 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định Về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Trong đó có nêu rõ: “Không đổi tên công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, đã gắn bó với lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ".

"Chưa kể đến vấn đề xã hội, kinh nghiệm bao nhiêu năm làm truyền thông, marketing của mình, tôi biết không ai đổi tên địa danh theo ý kiến nhà tài trợ, anh được quyền hưởng lợi ích bằng cách gắn biển, ghi danh, còn đổi tên cả địa danh thì không được.

Chả ai đi làm từ thiện mà không lấy lợi ích gì cho mình, có người là tâm sáng, muốn hướng thiện nhưng cũng có người muốn sử dụng nó để lăng xê tên tuổi hình ản và chúng ta không ủng hộ, khuyến khích việc đó.

Như ở bên nước ngoài, tôi sang trường ĐH ở Mỹ, khi vào cổng trường họ gắn các bảng biển nhỏ nhỏ ghi tên cựu sinh viên, các nhà tài trợ ngay ở cổng.

Với công trình này thì chỉ cần làm một cái biển nhỏ ghi rõ công trình được tài trợ do công ty Tân Hiệp Phát, như vậy thì nó mới mang đúng ý nghĩa từ thiện, gây danh tiếng về mặt xã hội thể hiện trách nhiệm xã hội ", ông Đạo nhấn mạnh.

Theo ông Đạo, câu chuyện này cũng như trước đây, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã đưa ra đề xuất đổi tên cầu Nhật Tân thành "Hữu nghị Việt - Nhật". Thế nhưng cuối cùng không thay đổi được vì chúng ta không đồng ý.

Người ta làm truyền thông mà núp danh từ thiện, làm nhưng không được mất đi giá trị lịch sử. Doanh nghiệp có thể làm truyền thông quảng cáo trên truyền hình, giới thiệu nhà tài trợ là chuyện bình thường nhưng không được gắn vĩnh viễn vào thay tên cầu của địa phương.

Mục đích của họ là để người ta nhớ đến thương hiệu của mình nhưng không cần thiết phải như vậy, nó đang đi quá giới hạn.

Đừng áp đặt mục tiêu từ thiện

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Lưu Văn Nghiêm - Nguyên Trưởng Bộ môn Quảng cáo, Khoa Marketing - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì lại cho rằng, từ thiện mà không trao đổi trước với địa phương, làm xong yêu cầu phải thay đổi tên cầu theo tên nhãn hàng của mình thì đúng là mất đi ý nghĩa của việc tài trợ.

Bản thân cây cầu có tên cũ, gắn liền địa danh của địa phương vì nó vẫn tồn tại trong tiềm thức của dân. Nếu hai bên trước khi làm, mà đặt ra thỏa thuận, sau khi làm xong phải đổi tên theo nhà tài trợ thì sẽ thống nhất triển khai, thì không có vấn đề gì.

Nhưng nếu không có thỏa thuận trước, làm xong rồi bắt đổi tên, đặc biệt các cây cầu lớn liên quan nhiều văn hóa, đặc điểm địa phương thì điều đó không thể được.

"Không thể áp đặt, mục tiêu từ thiện thì ít, quảng bá thương hiệu là nhiều, cho nên vấn đề nằm ở chỗ đó.

Đó là sự gian lận trong việc phát triển thương hiệu, tất nhiên công ty tài trợ cũng có lợi họ mới làm, ngay cả đấu giá làm từ thiện cũng thế, nhưng nó chỉ là ngay tại thời điểm đó, vì cây cầu là tài sản chung của xã hội, không được để lợi ích nhóm công ty tồn tại ở đó, không phải cứ có tiền thì muốn làm gì thì cũng được", ông Nghiêm phân tích.

Đề xuất cách xử lý hợp lý, theo vị chuyên gia trên, việc tài trợ thể thao, văn hóa, nghệ thuật được phép làm việc đó, nhưng riêng từ thiện thì không được làm việc đó, mục tiêu từ thiện là vì xã hội là chính.

Có hai hình thức có thểáp dụng, một là khi cắt băng khánh thành cầu, treo biển logo của công ty thì cũng có lợi rồi hoặc vẫn để tên cầy cũ, có một biển nhỏ ghi rõ đơn vị tài trợ là Tân Hiệp Phát thì cũng hợp lý.

Theo Châu An - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X