Hotline 24/7
08983-08983

Con gái Stalin qua hồ sơ mật FBI

Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa công bố hồ sơ mật về người con gái duy nhất của nhà lãnh đạo Liên Xô cũ Josef Stalin.

Đây là chủ đề hot đang được dư luận Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Trang tin CBSnews của Mỹ trích dẫn nguồn tin của hãng AP cho hay, những tài liệu nói trên vừa được phân loại, công bố theo Đạo luật Tự do thông tin (FIA) của Mỹ.

Đây là những tài liệu "mật" về người con gái duy nhất của Stalin, bà Lana Peters sau khi người qua đời ở tuổi 85 tại nhà dưỡng lão Wisconsin hồi tháng 11 năm 2011.

Con gai Stalin qua ho so mat FBI
Josef Stalin và con gái Lana Peters

Nhờ công bố nói trên người ta biết được nguyên do FBI có được những thông tin bí mật này, nhất là việc bà Lana Peters đến Mỹ và ảnh hưởng việc đào tẩu của bà tới các quan hệ ngoại giao.

Hành động của bà Lana Peters diễn ra trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang leo thang, làm cho các nhà chức trách Liên Xô hồi đó hết sức bối rối, nhất là khi những tác phẩm do chính bà Lana chấp bút được phơi bày ra trước dư luận.

Tài liệu mật được đóng dấu "SECRET" đề ngày 28/4/1967, việc đào tẩu của bà Lana Peters có tầm ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ ngoại giao của Liên Xô cuối thập niên 60, 70 ở thế kỷ trước.

Việc rời khỏi Liên Xô của bà Lana Peters đã được tiết lộ với một nhà báo người Séc, thành viên nhóm công tác mang tên Mission Staff đang làm nhiệm vụ tại Liên Hợp Quốc.

Cũng theo nguồn tin trên, chính phủ Mỹ "nửa nạc nửa mỡ" đánh giá ý định rời bỏ Liên Xô của Lana và sử dụng con bài này cho nhiều mục đích, kể cả tuyên truyền, nói xấu phe XHCN.

Sau khi tới Mỹ, bà Lana Peters đổi tên thành Syetlana Alliluyeva, việc đổi tên này cũng có nhiều tích liên quan do năm 1970 bà kết hôn với một người đàn ông người Mỹ tên là William Wesley Peters, nên đã mang theo họ của chồng. Đây là một người học việc tại công ty Frank Lloyd Wright.

Theo Lana Peters, việc bà rời quê hương là do hành xử mà chính quyền Xô Viết đã áp dụng với người chồng quá cố của bà là ông Brijesh Singh, một đảng viên Cộng sản Ấn Độ.

Con gai Stalin qua ho so mat FBI
Vợ hai Josef Stalin, Nadiezhda Alliluyeva và Lana Peters, ảnh chụp năm 1926

Tài liệu thứ 2 đề ngày 2/6/1967 cho hay, trong một cuộc phỏng vấn giữa FBI với Mikhail Trepyhalin, bí thư thứ hai của Đại sứ quán Liên Xô tại Washington Mỹ.

Trepyhalin cho biết, việc bà Lana rời bỏ quê hương làm cho chính phủ Liên Xô rất bực bội và không hài lòng, sợ Mỹ và phương Tây sẽ tận dụng tối đa sự kiện này cho mục đích tuyên truyền, xuyên tạc, nhắm vào các mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Liên Xô cũng như các mối quan hệ đa phương khác.

Cũng trong tháng 6/1967, một nguồn tin mật khác cho hay, việc bà Lana đào tẩu không gây ảnh hưởng tới uy tín của Liên Xô.

Bằng chứng, ngay sau khi lên nắm quyền, ông Nikita Khurushchev đã lên án người tiền nhiệm và gọi giai đoạn 3 năm cuối nhiệm kỳ của Stalin là thời kỳ gây ra nhiều cái chết đau thương cho chính đồng bào mình tại các trại lao động khổ sai kể từ năm 1924 cho đến khi Stalin qua đời năm 1953.

Ngay cả bà Lana tuy là con gái duy nhất được cha yêu quý nhưng bà vẫn tuyên bố cự tuyệt người cha, lên án chính sáchcha bà đã áp dụng.

Con gai Stalin qua ho so mat FBI
Lana Peters ngồi trong lòng Lavrentiy Beria, cựu giám đốc KGB ngay tại phòng làm việc của Stalin

Năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn khi làm bộ phim tài liệu về cuộc đời mình, bà Lana Peters cho biết "Người ta nói con gái Stalin buộc phải cầm súng bắn lại người Mỹ".

Người ta lại nói "Không, bà ấy đang ở Mỹ, là công dân Mỹ, là trái bom nguy hiểm cho mọi người. Không, tôi chẳng làm gì cả, không gây nguy hiểm cho bất cứ ai, tôi vẫn là tôi".

Còn theo một nguồn tin khác của FBI thì năm 1968 nhân ngày Quốc tế lao động 1/5 tại Moscow, phía Liên Xô đã lên án kịch liệt Lana, gọi bà là người phụ nữ thực dụng, muốn thụ hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ nên đã trốn sang Mỹ.

George Kennan, một nhân vật có máu mặt trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô và Nam Tư đã cho FBI hay, ông ta và Alliluyeva đã bị lực lượng an ninh KGB của Nga theo dõi, nhưng qua các hồ sơ để lại thì không hề có sự theo dõi nào của KGB cả.

Rất nhiều trong số 233 trang hồ sơ đã được tiết lộ cho hãng AP được biên tập lại kèm theo các niễm trừ của FBI theo luật pháp cho phép và tất cả đều cho thấy không hề có sự can thiệp đến đời tư của những người trong cuộc.

Con gái Stalin qua hò so mạt của FBIBà Lana Peters tại sân bay quốc tế Kennedy, New York ngày 21/4/1967

Ngoài ra, còn có tới 94 trang tài liệu được tìm thấy trong hồ sơ của bà Lana Peters nhưng không công bố bởi theo FBI, nó chứa đựng những thông tin có liên quan đến các cơ quan chính phủ và một số cá nhân nên đang cần được làm sáng tỏ.

Một nửa số trang hồ sơ tiết lộ cho AP đã được sao chụp, đăng báo cũng như truyền phát trên các phương tiện đại chúng.

Theo AP cuộc đời bà Lana giống hệt như một cuốn tiểu thuyết cổ của nước Nga. Lana Peters, nhũ danh Svetlana Stalina sinh ngày 28/2/1926, năm 1932 khi mới lên 6 thì mẹ bà qua đời.

Bà là đứa con bình thường duy nhất trong số ba anh em nhưng trên thực tế thì cuộc sống của Lana từ nhỏ đã bị ảnh hưởng và không thoát khỏi tầm kiểm soát của người cha cứng rắn.

Con gái Stalin qua hò so mạt của FBI
Bà Lana Peters tại cuộc họp báo ở New York ngay sau khi tới Mỹ năm 1967

Ngoài chuyện kết thúc mối tình đầu của con gái một cách nghiệt ngã, Stalin còn tự tay chọn chồng cho Lana, đó là Yuri Zhdanov, con trai của Andrei Zhdanov, thư ký trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng mối tình này chẳng kéo dài bao lâu.

Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, tất cả những vật dụng lẫn tài liệu liên quan tới Stalin tại gia đều bị tịch thu.

Sau này bà Lana còn kết hôn nhiều lần nữa, trong số này có người chồng thứ ba tên là Brijesh Singh, đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ nhưng cuộc hôn nhân này cũng dở dang vì Brijesh đã qua đời quá sớm.

Sau cái chết của Brijesh, năm 1967, chính quyền Liên Xô buộc phải chấp nhận cho Lana đưa tro hài cốt của chồng bà về Ấn Độ.

Sau ba tháng sống tại Ấn Độ, thay vì trở về Moscow thì Lana lại tới đại sứ quán Mỹ tại New Delhi để xin tị nạn chính trị. Đây chính là "giọt nước làm tràn ly" khiến Lana rời bỏ Liên Xô, nhất là cách hành xử thiếu tình người đối với người chồng quá cố của bà.

Con gái Stalin qua hò so mạt của FBI
Bà Lana Peters qua đời tại một nhà dưỡng lão ở Wisconsin, Mỹ năm 2011

Để thể hiện sự phản đối của mình, Lana còn bỏ hộ chiếu Liên Xô, lên án cha mình. Có thông tin, ban đầu bà Lana không được phép tới Mỹ, nên bà phải đi vòng, từ Ấn Độ sang Thụy Sỹ sau đó mới tới Mỹ.

Một thời sau, Lana đã cho xuất bản cuốn hồi ký đầu tiên, nhan đề Hai mươi bức thư gửi một người bạn (Twenty Letters To A Friend).

Cuốn hồi ký này đã trở thành một hiện tượng trên văn đàn Mỹ lúc bấy giờ, tạo cơ sốt và mang về cho Luna một khoản doanh thu khổng lồ lên tới 2,5 triệu USD.

Con gái Stalin qua hò so mạt của FBI
Hồi ký Twenty Letters To A Friend của bà Lana Peters

Theo Trịnh Hải Yến - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X