Hotline 24/7
08983-08983

Chào xuân Bính Thân

Đúng 0h, không gian bừng sáng kèm theo những tiếng nổ dền vang báo hiệu thời khắc chuyển giao, chào năm Bính Thân. Lòng người tràn ngập cảm xúc hòa giao cùng đất trời, mừng đón mùa xuân mới.

0h30

Người dân xem pháo hoa đồng loạt trở về nhà khiến tuyến đường trung tâm TP HCM kẹt cứng. Ảnh: Hải HiếuNgười dân xem pháo hoa đồng loạt trở về nhà khiến tuyến đường trung tâm TP HCM kẹt cứng. Ảnh: Hải Hiếu

0h20:

Người dân nô nức xem pháo hoa rực sáng ở TP HCM. Ảnh: Xuân NgọcNgười dân nô nức xem pháo hoa rực sáng thời khắc giao thừa ở TP.HCM. Ảnh: Xuân Ngọc

0h15:

2 trận địa pháo hoa tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đồng loạt khai hỏa lúc 0h. Tiếng pháo nổ rền vang hòa cùng những tràng pháo tay tán thưởng của người dân. Vừa reo hò theo tiếng pháo hoa, anh Bùi Như Tiến vừa nói "Thời tiết đẹp, pháo hoa mãn nhãn. Năm nay sẽ có nhiều may mắn".

0h10:

Tại TP.HCM, đúng thời khắc giao thừa chuyển giao sang năm Bính Thân, pháo hoa rực sáng trên bầu trời ở phía đầu hầm Thủ Thiêm, Q.2, trong tiếng vỗ tay của hàng chục nghìn người theo dõi đông nghẹt ở phía đầu Q.1.

Trước những màn pháo hoa đẹp, nhiều người trầm trồ, một số tranh thủ dùng điện thoại, ipad để ghi lại khoảnh khắc đẹp. Trong đám đông, nhiều đôi bạn trẻ ôm và trao nhau những nụ hôn, chấp tay cầu nguyện. Nhiều người nước ngoài cũng thích thú trước màn pháo hoa.

"Tôi mới qua Việt Nam hôm qua. Đây là lần đầu tiên tôi đoán Tết tại Việt Nam. Người dân ở đây mến khách, tôi rất thích không khí giao thừa đêm nay. Năm mới, tôi xin chúc đất nước Việt Nam ngày càng phát triển", ông James, quốc tịch Newzealand, nói.

0h00:

ph-8080-1454865237.jpgMàn bắn pháo hoa tại Bờ Hồ (Ảnh chụp qua màn hình)

sg-8536-1454865238.jpgMàn bắn pháo hoa trước bến Nhà Rồng (TP HCM).

23h30:

hn1-3866-1454863372.jpgNgã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng ngày càng đông người tiến về Bờ Hồ.

12714198-949734355061892-14428-5227-7120Trong lúc chờ pháo hoa, nhóm bạn trẻ biểu diễn với trái bóng, thu hút được sự chú ý của nhiều người. Ảnh: Quý Đoàn.

12650489-895272003922533-20533-1646-7672Trong khi ấy, người phụ nữ này vẫn cặm cụi lượn đồ trong những thùng rác đặt ven hồ.

23h25:

Nhóm du khách nước ngoài chờ đón giao thừa trước chợ Bến ThànhTại TP.HCM, nhóm du khách nước ngoài chờ đón giao thừa trước chợ Bến Thành. Ảnh: Xuân Ngọc

2016-8741-1454862275.jpgNhóm người nước ngoài này cũng tranh thủ săn ảnh không khí người Việt đón giao thừa. Ảnh: Xuân Ngọc

12714341-1062489003814812-2001-2541-3971Còn 3 cha con này từ quận Gò Vấp lên trung tâm háo hức chờ đón giao thừa. Ảnh: Xuân Ngọc

23h10:

hht-4326-1454862007.jpgĐại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị; Tân Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị và tân Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung có mặt tại khu vực Bờ Hồ để chúc Tết người dân và các lực lượng giữ gìn trật tự, trị an. Ảnh: Quý Đoàn.

23h00:

Thời tiết Quảng Ninh giảm còn 9 độ C, dòng người đổ về quảng trường thành phố Uông Bí và khu bờ hồ nơi diễn ra bắn pháo hoa tầm cao ngày càng đông.

Tại thành phố Hạ Long, không khí đón giao thừa khác hẳn so với lúc đầu giờ tối. Khu vực quảng trường 30/10, nơi bắn pháo hoa tầm cao, ngày một nhộn nhịp. Trong lúc đợi xem bắn pháo hoa, nhiều gia đình cho con nhỏ chơi chơi đùa tại quảng trường.

“Thời tiết năm nay khá lạnh, lại có sương nên gia đình tôi đợi gần đến giao thừa mới đi xem bắn pháo hoa. Năm nay cả gia đình hợp tuổi, nên đi xem bắn pháo hoa rồi về xông nhà luôn”, chị Lan người dân Hạ Long nói.

12660449-895257403923993-47084-8991-3669

Một gia đình đang tiến về khu vực Bờ Hồ (Hà Nội) xem bắn pháo hoa. Ảnh: Quý Đoàn.


22h55:

Tại Quảng Ngãi, hàng trăm bạn trẻ đến công viên Ba Tơ để ngắm hoa xuân, chụp ảnh, chờ đón thời khắc giao thừa. Năm nay, công viên Ba Tơ được thay áo mới với vốn đầu tư 2 tỷ đồng trong đó có 700 triệu từ ngân sách thành phố, còn lại là vốn đầu tư xã hội hóa.

Vườn hoa tập hợp 3.000 giỏ hoa cùng 50 loài hoa. Được thiết kế theo chủ đề "TP. Quảng Ngãi rực rỡ sắc xuân", các loài hoa được bày trí thành 26 tiểu cảnh, mô phỏng những nét truyền thống đặc thù của quê hương, con người Quảng Ngãi chấm phá nét hiện đại của một thành phố đang trên đà phát triển.

Nhiều bạn trẻ vui chơi ở công viên Ba Tơ. Ảnh: N.X

Nhiều bạn trẻ vui chơi ở công viên Ba Tơ. Ảnh: N.X


QUANG-NGAI-2731-1454860549.jpg

Người dân Quảng Ngãi vui chơi chờ giao thừa. Ảnh: N.X

22h50: Tại TP.HCM

Nhiều người thích thú với trò nặn tò he. Ảnh: Hữu CôngNhiều người thích thú với nghệ thuật nặn tò he. Ảnh: Hữu Công

22h40:

Tại ga Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giao thông chúc Tết và tiễn những hành khách trên chuyến tàu cuối cùng của năm Ất Mùi đi TP.HCM (SE3) và Lào Cai (SP3) lúc 22h. Trên các toa dịch vụ của tàu đều trang trí cành đào, quầy ăn bán bánh chưng và đồ ăn hương vị Tết phục vụ hành khách. 

Trên tàu SE3, anh Trần Đại Nghĩa (làm việc tại Bắc Ninh) cùng vợ, 2 con nhỏ về quê ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) ăn Tết. Anh Nghĩa chia sẻ, do công việc bận rộn đến tận sáng 29 Tết nên gia đình anh đành mua vé đi chuyến tàu cuối ngày về quê. Cả nhà sẽ đến ga Vinh để về quê lúc 3h sáng mùng 1 Tết.

"Cảm xúc đón giao thừa trên tàu rất lẫn lộn. Chúng tôi mừng vì sắp được gặp người thân ở quê song hơi buồn vì đón giao thừa trên tàu", anh Nghĩa nói. 

Phục vụ hành khách qua giao thừa, chị Nguyễn Thị Ái Vân, tổ trưởng khách vận 1, Chi nhánh vận tải hành khách Hà Nội cho hay, chị và các đồng nghiệp trong ca làm việc từ 17h30 ngày 29 Tết đến 6h sáng mùng 1. Trong đêm nay, các chị còn đón 4 đoàn tàu về ga và 2 đoàn tàu rời ga vào rạng sáng. Đây là năm thứ 3 chị đón giao thừa tại ga Hà Nội. 

"Vì là nghề phục vụ nên em phải làm việc cả đêm. Việc nhà ngày Tết rất bận song em phải sắp xếp chu toàn để có thể yên tâm làm việc. May mắn là mọi người trong gia đình đều thông cảm cho công việc, nghề nghiệp của em", chị Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ.

22h30:

Tại Huế, trên nhiều ngả ở trung tâm thành phố như Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Huệ… dòng người nối đuôi nhau đổ ra đường để chào đón năm mới từ rất sớm. Trong thời tiết se lạnh, tạnh ráo của đêm cuối năm, hàng nghìn người đã tập trung về Quảng trường Ngọ Môn (Đại nội), chờ đón màn bắn pháo hoa chào mừng năm mới Bính Thân 2016.

Trong khi đó, nhiều chủ hàng hoa được bày bán ven đường vẫn cố nán lại với hy vọng bán thêm được vài chậu hoa cúc vàng trước khi về nhà đón giao thừa cùng gia đình.

“Năm nay, đợt mưa rét kéo dài đến ngày giáp Tết nên sức mua giảm hơn so với mọi năm. Trước thời điểm giao thừa mà vẫn còn hoa thì chỉ còn cách đổ bỏ, mang chậu không về nhà đợi đến năm sau trồng lại”, chị Nguyễn Thị Thu – một chủ hoa chia sẻ.

12666498-949703168398344-19398-2106-5867

Nhiều người dân vẫn tìm mua hoa. Ảnh: Nhật Quang.

Tết năm nay, Thừa Thiên - Huê bắn pháo hoa ở hai điểm là Phu Văn Lâu và huyện miền núi A Lưới. Đêm giao thừa, tuyến đường phía trước Phu Văn Lâu kẹt cứng người. Hoa, cây trưng Tết được bày bán la liệt hai bên đường.

Người dân cho hay, họ chờ đến đêm giao thừa mới đi mua giá hoa sẽ rẻ hơn. Việc này khiến đoạn đường hơn 500 mét bị ách tắc. Đến 22h, Công an TP Huế huy động hàng trăm cảnh sát điều tiết giao thông, giao thông mới thông thoáng trở lại.

22h25:

Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phó trưởng Công an thành phố Vinh (Nghệ An) cho biết đêm nay gần 200 người bao gồm Công an thành phố, phường xã trên địa bàn ra quân phòng chống tội phạm và đốt pháo. Tâm điểm là bảo vệ an toàn đêm hội giao thừa ở khu vực quảng trường Hồ Chí Minh và màn bắn pháo hoa ở Công viên trung tâm. 

"Địa bàn xã Nghi Phú và xã Hưng Lộc là hai nơi được công an để tâm nhất vì được dự báo dễ xảy ra việc đốt pháo”, thiếu tá Cường nói và cho hay lực lượng làm nhiệm vụ sẽ thức xuyên đêm.

Thời điểm này, chương trình ca nhạc Đêm hội giao thừa đã diễn ra tại sân khấu sân quảng trường Hồ Chí Minh. 

"Gió lạnh, cảm giác run lập cập nhưng đến quảng trường vào giờ phút này cùng bạn bè, gửi đến nhau những lời chức lúc sắp sang năm mới lại cảm thấy ấm áp trong lòng...”, bạn gái Thanh Thảo, 25 tuổi đang xem Đêm hội giao thừa tâm sự.

22h20:

Tại Hà Nội, người dân đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm xem bắn pháo hoa mỗi lúc một đông. Khu vực được người dân chọn ngồi đợi chờ thời khắc giao thừa nhiều nhất là đoạn phố Hàng Khay. Từ con phố ngắn này, có thể xem pháo hoa bắn lên từ 2 điểm là trước Bưu điện Hà Nội và trước toa soạn báo Hà Nội mới.

Nhà ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, nơi cũng có điểm bắn pháo hoa tầm cao tại công viên Thống Nhất, nhưng gia đình anh Lê Quang Vinh vẫn lên hồ Hoàn Kiếm xem bắn pháo hoa. Theo anh Vinh, hồ Hoàn Kiếm có 2 điểm bắn nên sẽ đẹp hơn. Ngoài ra, không khí đón giao thừa ở trung tâm thành phố náo nhiệt, đông vui hơn.

22h10:

Tại Hà Tĩnh,  thời tiết khoảng 12 độ C, trời không mưa nhưng khá rét. Hà Tĩnh năm nay có 3 điểm bắn pháo hoa, đó là tại TP. Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và thị xã Hồng Lĩnh.

Ngoài đường, các nhóm bạn trẻ chở nhau đi dạo phố, một số người già tập trung bên đường đốt lửa sưởi ấm để đón giao thừa.

12714356-949627421739252-20729-8140-5801

Người dân thành phố Hà Tĩnh tụ tập đốt lửa chờ đón giao thừa. Ảnh: Đức Hùng.


22h05:

Tại Hải Phòng, trời lạnh, không mưa. Hàng nghìn người dân kéo về quảng trường Nhà hát lớn thành phố, nơi diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào xuân Bính Thân.

Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, Công an Hải Phòng huy động toàn bộ lực lượng tham gia túc trực. Các ngả đường dẫn vào trung tâm thành phô trong đêm giao thừa đều đã cấm các phương tiện đi lại, trở thành phố đi bộ.

hphong-9350-1454857764.jpg

Cảnh sát giao thông Hải Phòng ngăn đường, giữ trật tự tại khu vực trung tâm Nhà hát lớn. Ảnh: Giang Chinh.



22h00:

huy1-5138-1454857365.jpgÔng Bình (60 tuổi) quê Hà Nam và ông Thông (52 tuổi), quê Phú Thọ, bảo vệ của siêu thị. Hai ông trực từ chiều cho đến sáng mai. "Nghề bảo vệ đặc thù phải làm đêm nên cũng quen nhưng với đêm giao thừa mà vẫn phải ngồi ngoài đường thế này, thấy buồn lắm chứ", ông Bình nói.

huy2-8576-1454857365.jpgChị Lan và chị Hương cùng quê Bắc Ninh, đã 3 năm cùng nhau đi bán bóng ngày cuối năm. Từ chiều cũng bán được gần 30 quả. Các chị sẽ bán qua giao thừa và cả những ngày Tết.

huy3-4028-1454857365.jpgBác Hùng nhà ở Gia Lâm (Hà Nội) gần 60 tuổi  cố chạy thêm một hai cuốc rồi trở về nhà trước giao thừa. Ảnh: Giang Huy.

21h50:

Tại Quảng Trị, trời lạnh nhưng tạnh ráo tạo thuận lợi để hàng nghìn lượt người ra đường đón giao thừa, chào năm mới. Chương trình văn nghệ bắt đầu lúc gần 22h tại quảng trường Nhà văn hóa trung tâm được mọi người mong đợi nhất.

Năm nay, một nhóm hơn 10 bạn trẻ tổ chức hoạt động đi bộ tặng sách tại đường Hùng Vương. "Dịp năm mới, chúng tôi chọn đi bộ chia sẻ "lộc tri thức đầu năm". Chương trình đi bộ khoảng 3km, tặng 300 cuốn sách cho mọi người", anh Lê Minh Tuấn, người tổ chức chương trình cho biết.

12714280-895223027260764-10898-6266-6179

Trong các đầu sách được tặng, có nhiều cuốn có giá trị như Đắc nhân tâm và Quốc gia khởi nghiệp, Nghĩ giàu làm giàu, Không bao giờ là thất bại, Khuyến học...



21h47:

Tại Thanh Hóa, hàng vạn người từ khắp các ngả đường đang đổ về quảng trường Lam Sơn ở trung tâm thành phố để tham dự chương trình chào xuân, mừng đón năm mới. Thời tiết tạnh ráo và không quá lạnh nên việc di chuyển của người dân khá thuận lợi.

Tuy nhiên, do lượng người đổ ra đường rất đông nên một số tuyến phố như Lê Hoàn, Phan Chu Trinh, Trần Phú ách tắc cục bộ, các phương tiện di chuyển chậm. Lực lượng cảnh sát giao thông đang ứng trực để phân làn điều tiết, phân luồng.

“Toàn bộ cán bộ, chiến sỹ đội giao thông thành phố đã ra quân từ rất sớm để làm nhiệm vụ. Các phương án phân luồng chống ùn tắc được triển khai chi tiết nhằm đảm bảo cho bà con có một đêm giao thừa bình yên, an toàn tuyệt đối”, thượng úy Hoàng Mạnh Tiến, Đội giao thông TP. Thanh Hóa cho hay.

Hòa chung đoàn người về quảng trường xem văn nghệ và chờ xem pháo hoa, chị Hương Liên chia sẻ, năm nay kinh tế khởi sắc nên tâm trạng gia đình ai cũng phấn chấn, lạc quan. “Năm cũ qua đi với nhiều tín hiệu vui, kinh tế khởi sắc nên không khí Tết cũng bớt ảm đạm hơn vài năm trước.

Sau tiệc tất niên, tôi cùng chồng con và bạn bè ra phố hòa chung dòng người chào đón giao thừa. Chúng tôi cầu mong mọi gia đình, ai ai cũng có một năm mới bình an, gia đình luôn đầm ấm và vui vẻ bên nhau”, chị Liên nói.

Giao thừa năm nay, TP. Thanh Hóa sẽ tổ chức bắn pháo hoa ở ba điểm, ngoài quảng trường Lam Sơn còn có hai điểm khác là thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn.

21h45:

hg-4532-1454856303.jpgTháp Rùa lung linh trong ánh đèn. Dự kiến tại khu vực Bờ Hồ sẽ có hai điểm bắn pháo hoa tầm cao vào thời khắc giao thừa. Một điểm sẽ bắn 500 quả từ 0h đến 0h15. Ảnh: Quý Đoàn.

bh2-1211-1454856303.jpgGia đình ba thế hệ cùng chụp ảnh lưu niệm tại khu vực Bờ Hồ. Ảnh: Quý Đoàn.


20h25:


Tiết trời tại Đà Nẵng trước thời khắc giao thừa 16 độ C, đủ để người dân thành phố biển xúng xính trong những bộ quần áo mới đi chơi Tết. Khu vực đường hoa dọc sông Hàn uốn lượn quanh thành phố, nhiều chàng trai cô gái hẹn hò để cùng nhau đón chào xuân mới.

Tết Bính Thân năm nay, tại Đà Nẵng bắn pháo hoa tại bốn điểm. Người dân các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà sẽ được ngắm pháo hoa rực sáng trên cây cầu lịch sử Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn. Người dân vùng ngoại ô sẽ được chiêm ngưỡng những màn pháo ở trung tâm hành chính các quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hoà Vang. 

dn-9345-1454855669.jpg

Đường phố Đà Nẵng trước giờ giao thừa.

Những người nghèo vẫn lặng lẽ mưu sinh, mặc cho đường phố tấp nập ánh đèn và sắc xuân về trên những chiếc xe chở vội cành đào, gốc mai về nhà. "Cũng muốn về quê xum họp với gia đình, nhưng cuộc mưu sinh nơi đất khách cũng chỉ đủ lo cho hai con ăn học. Đành hẹn năm sau mới có cái Tết đoàn viên", anh Phạm Minh Thế (quê Nga Sơn, Thanh Hoá), thợ sửa xe máy ở quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) tâm sự.

Giao thừa năm nay, Đà Nẵng rực ánh đèn điện từ những con đường được trang trí từ nguồn xã hội hoá. Đó là vườn đào chuông ở phía bùng binh đuôi cầu Rồng, hay những sắc màu rực sáng trên tuyến đường Lê Duẩn, hay những ánh đèn ở "con đường ánh sáng" dưới cầu quay sông Hàn.

21h15:

Tại Quảng Ninh, thời tiết ngoài trời 11 độ C, trời lạnh có sương. Các con đường tại Trung tâm thành phố Hạ Long khá vắng vẻ.

Năm nay Quảng Ninh tổ chức bắn pháo hoa tại 9 điểm. Trong đó TP. Uông Bí và TP. Hạ Long bắn pháo hoa tầm cao 15 phút.

Anh Nguyễn Văn Nam (30 tuổi, thị xã Quảng Yên) cho biết, năm nay ở thị xã Quảng Yên không bắn pháo hoa nên anh và người yêu chạy xe máy hơn 40km ra Hạ Long để đón giao thừa. “Tôi và bạn gái chạy xe máy ra đây từ 7h tối, đi dạo một số địa điểm quanh thành phố đợi giao thừa để xem bắn pháo hoa. Do thời tiết khá lạnh nên đầu giờ tối các con đường ở Hạ Long khá vắng vẻ”, anh Nam nói.

21h10:

Tại Quảng Ngãi, nhiệt độ khoảng 16 độ C. Mặc gió mùa Đông Bắc thổi lạnh, hàng trăm người dân đã tụ tập ở Quảng trường trên đường Phạm Văn Đồng để chờ xem pháo hoa giao thừa. Sân khấu ở đây đã sẵn sàng cho chương trình văn nghệ chào năm mới khai mạc lúc 23h do Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh cùng các nghệ sĩ khách mời biểu diễn.

Ngoài thành phố, tỉnh Quảng Ngãi năm nay còn bắn pháo hoa ở huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn, kinh phí được huy động theo phương thức xã hội hóa. Tại huyện đảo Lý Sơn, pháo hoa sẽ được bắn lên từ Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Đây là lần thứ hai người dân đất đảo được thưởng thức màn trình diễn pháo hoa ngay trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.

21h00:

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường và lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông kiểm tra công tác an ninh trật tự và tiễn những vị khách cuối năm tại sân bay Nội Bài.

Một mình làm thủ tục tại sảnh A, sân bay Nội Bài, anh Nguyễn Duy Thành (quận Thanh Xuân (Hà Nội) mong chuyến bay không bị chậm để có thể về với gia đình ở TP Đà Nẵng trước giao thừa. 

"Tôi có thể về đến nhà trước giao thừa 30 phút, rất mong mỏi được gặp ba mẹ và anh em sau thời gian dài làm việc ở Hà Nội. Năm mới, tôi mong muốn gia đình mình được mạnh khỏe, bình an, đất nước hòa bình, phát triển", anh Thành nói.

gt-9896-1454854368.jpg

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường (trái) thăm hỏi hành khách tại sân bay Nội Bài. Ông Trường  vừa được giao nhiệm vụ điều hành Bộ Giao thông thay cho ông Đinh La Thăng, được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ làm Bí thư TP.HCM. Ảnh: Đoàn Loan

Trái với anh Thành, ông Nguyễn Văn Phượng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đi cùng đại gia đình gồm 10 người vào TP HCM du lịch. Vài năm một lần, gia đình ông Phượng lại đón Tết tại một thành phố nào đó ngoài Hà Nội. 

Ông Phương chia sẻ, chuyến bay cuối ngày và cuối năm thường vắng vẻ nên không mệt mỏi vì đi lại. “Cả gia đình chúng tôi sẽ chơi Tết ở TP.HCM trong 1 tuần rồi lại ra Hà Nội. Hy vọng chuyến bay không chậm để chúng tôi kịp đón giao thừa tại TP.HCM, thưởng thức không khí sôi động của thành phố mang tên Bác", ông Phượng nói.

Ông Vũ Thế Phiệt, Giám đốc Sân bay Nội Bài cho biết, dịp này, mỗi ngày sân bay Nội Bài có 400 chuyến bay cất hạ cánh, đón khoảng 50.000 hành khách. Đến nay, công tác phục vụ hành khách đảm bảo an toàn, thuận lợi, khách không bị ùn tắc tại sân bay.

20h50:

Tại Vinh (Nghệ An), nhiệt độ ngoài trời khoảng  20 độ C, gió nhẹ. Hàng trăm người dân thành phố và phụ cận bắt đầu đổ về khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố. Chương trình ca nhạc Đêm hội giao thừa chào xuân Bính Thân do UBND thành phố Vinh và Sở văn hóa Thể thao du lịch tổ chức chuẩn bị khai mạc.

Theo kế hoạch, chào Tết Bính Thân năm nay tỉnh Nghệ An tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút, bắt đầu từ 0h. Địa điểm bắn là xung quanh khu vực Công viên trung tâm thành phố, sát nách bên quảng trường Hồ Chí Minh. 180 dàn pháo trên hai trận địa đã được cơ quan chức năng hoàn tất việc lắp đặt trong chiều nay.

20h45:

lunglinh-8867-1454852851.jpgLượng người tìm đến khu vực Bờ Hồ xem pháo hoa và đón giao thừa đang ngày một đông. Ảnh: Quý Đoàn
hoa-3596-1454852851.jpgKhu vực để hoa trang trí được đặt biển cấm và chăng dây. Trước đó, tại buổi giao ban giữa lãnh đạo thành phố với các sở ngành, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các đơn vị liên quan có biện pháp bảo vệ vườn hoa quanh hồ trong đêm giao thừa, không để xảy ra hình ảnh phản cảm giẫm nát hoa, cỏ như ngày Tết dương lịch vừa qua. Ảnh: Võ Hải.

20h35:

Trời Sài Gòn se lạnh. Dù còn hơn 3 tiếng nữa mới đến thời khắc bắn pháo hoa, đón giao thừa nhưng nhiều người bắt đầu đổ về khu trung tâm như Bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ, cầu Khánh Hội ... để xí chỗ xem pháo hoa. Ở công viên 23/9 có nhiều người nước ngoài tập trung xem văn nghệ.

"Nghe nói 20h là cấm đường rồi nên vợ chồng tôi tranh thủ đưa con ra bến Bạch Đằng sớm để chọn chỗ đẹp coi bắn pháo hoa. Con bé thích lắm cứ đòi đi cho bằng được", chị Thảo nhà ở quận 7 cho biết.

​Trong khi đó, các công nhân vệ sinh liên tục di chuyển dọc theo 2 bên đường hoa để gom rác vì lượng người vừa đi chơi vừa ăn uống rất đông. "Từ tối giờ tôi đã chở 4 xe rác ra bãi, ít hơn các lần trước vì nhìn chung đợt này mọi người ý thức hơn, ít xả rác ra đường", công nhân vệ sinh chia sẻ.

Một cụ bà ngồi xe lăn được người nhà đẩy đi dạo trên phố Nguyễn Huệ. Ảnh: Phạm Duy

Một cụ bà ngồi xe lăn được người nhà đẩy đi dạo trên phố Nguyễn Huệ. Ảnh: Phạm Duy

Một du khách nước ngoài cùng bạn gái đi dạo trên đường hoa. Ảnh: Phạm Duy

Một du khách nước ngoài cùng bạn gái đi dạo trên đường hoa. Ảnh: Phạm Duy

20h15:

Tại Hội An (Quảng Nam), người dân đang đổ về Vườn tượng An Hội. Tại đây, từ lúc 20h diễn ra chương trình nghệ thuật chào đón năm mới, sau đó sẽ có trình diễn pháo hoa. Tại các khu phố cổ Hội An, du khách phương Tây đang lưu trú tỏ ra thích thú đổ ra đường xem các đoàn hát múa chào xuân.

Hội An mưa từ sáng, tuy nhiên đầu giờ chiều tạnh, hiện tại nhiệt độ khoàng 17 độ.

Chào mừng Tết Bính Thân, tỉnh Quảng Nam tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm. Ngoài Hội An còn có xã đảo Cù Lao Chàm và quảng trường 24/3 TP Tam Kỳ.

Từ 28 tháng Chạp đến mồng 3 Tết, TP. Hội An tạm dừng việc bán vé tham quan tại khu phố cổ và làng gốm Thanh Hà để phục vụ tham quan miễn phí cho du khách. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ ngừng thực hiện “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” và “phố đêm”, cho phép xe cộ lưu thông vào phố cổ từ ngày 25 tháng Chạp đến mồng 3 Tết  nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động buôn bán giao thương và sinh hoạt của người dân địa phương trong dịp tết cổ truyền này.

20h11:

Toàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ đêm 29 Tết. Ảnh: Phạm DuyToàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ đêm 29 Tết. Ảnh: Phạm Duy

Hàng nghìn người dân trên đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Phạm DuyHàng nghìn người dân trên đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Phạm Duy

duong-hoa-3-8501-1454849650.jpgKhu vực đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Phạm Duy

20h10:

Tại Hà Nội, sau một ngày hửng nắng, nhiệt độ về tối giảm dần ở mức 17 độ C, vừa đủ để cảm nhận cái lạnh lúc giao thời. Người dân thủ đô sau bữa cơm tất niên, bắt đầu đổ ra đường phố. Bờ Hồ vốn luôn là điểm có sức hút lớn nhất với người dân thủ đô, trở nên lung linh dưới ánh sáng của hàng nghìn ngọn đèn led được trang trí trên các cột đèn, thân cây cổ thụ.

Dòng người kéo về ngày càng đông đúc, trong khi giao thông đang trở nên náo nhiệt hơn. Xe cộ phần lớn đều giảm tốc độ đi qua khu vực này. Lác đác tại các ngã tư có sự hiện diện của cảnh sát cơ động và giao thông.

bh-9774-1454850725.jpg

Người dân Hà Nội bắt đầu tìm đến khu vực Bờ Hồ để đón giao thừa. Ảnh: Quý Đoàn.

Trước đó, từ lúc 18h, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng đã đi chúc Tết và kiểm tra công tác kiểm ra xử lý của lực lượng 141 Công an Hà Nội tại ngã tư Đại Cồ Việt. 

Đại úy Nguyễn Minh Đức, đội phó Đội cảnh sát giao thông số 1 cho biết, toàn bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông ứng trực từ 17h chiều đến đêm khi có lệnh mới rút quân. Nhiệm vụ của lực lượng là giải quyết ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, chống đua xe... trong đêm giao thừa. 

"Trong ngày này, nhiều người tham gia giao thông uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, ghi lại thông tin để thông báo về đơn vị công tác", đại úy Nguyễn Minh Đức nói. 

Theo kế hoạch, giao thừa năm nay, Hà Nội có 31 địa điểm bắn pháo hoa, gồm 6 trận địa bắn tầm cao và 25 điểm tầm thấp. Trận địa bắn pháo hoa tầm cao được bắn tổng số 3.100 quả (5 trận 500 quả, riêng sân vận động Mỹ Đình bắn 600 quả). Pháo hoa tầm thấp là 2.250 giàn (mỗi trận địa 90 giàn).

Các điểm bắn tầm cao gồm: trước Bưu điện Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm); Công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng); vườn hoa Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ); hồ Văn Quán (Hà Đông); sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) và thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).

Ngoài điểm bắn tầm cao trước Bưu điện Hà Nội, khu vực hồ Hoàn Kiếm còn có điểm bắn tầm thấp trước trụ sở báo Hà Nội mới. 24 điểm pháo hoa tầm thấp được tổ chức ở 24 quận, huyện còn lại, vị trí do từng đơn vị xác định.

Thời gian bắn tại mỗi điểm là 15 phút, từ 0h00 đến 0h15 ngày 8/2/2016 (tức mùng 1 Tết Âm lịch). Kinh phí dự tính cho việc bắn pháo hoa là 10 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật đêm giao thừa. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật diễn ra từ 21h ngày 7/2 (tức 29 tháng Chạp) tại các địa điểm: Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ; Trung tâm quận Hà Đông, Tây Hồ, thị xã Sơn Tây, trước cửa Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình và tại tất cả các điểm bắn pháo hoa khác tại quận, huyện, thị xã.

20h00:

Khu trung tâm TP Cần Thơ rực rỡ. Ảnh: Cửu LongKhu trung tâm TP. Cần Thơ rực rỡ. Ảnh: Cửu Long

Tại Cần Thơ, dòng người đổ về trung tâm thành phố mỗi lúc một đông. Đại lộ Hòa Bình, Hai Bà Trương, Lê Lợi và Võ Văn Kiệt, Võ Văn Tần được trang trí đèn nghệ thuật rực rỡ.

Đặc biệt, tại cầu đi bộ dài gần 200 m bắc từ bến Ninh Kiều với cồn Cái Khế mới khánh thành hôm trước được trang trí đẹp mắt thu hút rất đông người đến ngắm đèn nghệ thuật trên cầu Cần Thơ, dạo chơi, chụp ảnh lưu niệm và chời xem pháo hoa.

"Năm nay bán bưởi Năm Roi chưng Tết được giá cao, 50.000 đồng mỗi kg, nên cả nhà ăn Tết lớn. Vui quá, hôm nay chúng tôi quyết định đến Cần Thơ xem đường hoa và pháo hoa, đón giao thừa", anh Trần Văn Khanh chở vợ con bằng xe máy vượt gần 40 km từ tỉnh Hậu Giang lên Cần Thơ đón giao thừa phấn khởi.

Ông Trần Việt Phường - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết, giao thừa Tết Bính Thân, thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực cồn Cái Khế. Thời gian bắn pháo hoa kéo dài 15 phút, nhưng mật độ sẽ dày hơn năm trước vì có tất cả 700 quả pháo được bắn lên thay vì 500 quả như Tết năm trước.

Trong thời gian chờ đợi bắn pháo hoa, người dân được thưởng thức chương trình lễ hội mừng xuân tại sân khấu ngoài trời… Kinh phí thực hiện đường đèn, đường hoa và bắn pháo hoa lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng từ nguồn vận động xã hội hóa.

20h00:

Tại TP.HCM, các đường phố trung tâm rực rỡ ánh đèn được trang hoàng từ nhiều ngày trước. Dòng người đổ về khu trung tâm Sài Gòn để du xuân mỗi lúc một đông, tuy nhiên xe cộ ở khu vực chợ Bến Thành vẫn có thể di chuyển được với tốc độ chậm. Ở khu vực công viên 23/9, chương trình nghệ thuật "Xuân yêu thương" chuẩn bị bắt đầu. Nhộn nhịp nhất là ở đường hoa Nguyễn Huệ khi hàng nghìn người tấp nập vui chơi.

Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa 4 điểm mừng xuân Bính Thân với thời lượng 15 phút: đầu đường hầm Thủ Thiêm (Q.2), Công viên Văn hóa Đầm Sen (Q.11), Khu Truyền thống Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (huyện Củ Chi), Sân bóng đá (huyện Cần Giờ).

Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ chương trình bắn pháo hoa, từ 20h, Sở Giao thông Vận tải cấm các loại xe 2 bánh chạy trên tuyến Võ Văn Kiệt - đường hầm sông Sài Gòn - Mai Chí Thọ, đoạn từ đường Ký Con (Q.1) đến đường dẫn cầu Thủ Thiêm (Q. 2); cấm các loại xe đi vào đường: Nguyễn Tất Thành (từ Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội), Tôn Đức Thắng (từ Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội), Đồng Khởi (từ Ngô Đức Kế đến Tôn Đức Thắng), Hàm Nghi (từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng).

Sở GTVT cũng khuyến cáo người dân không được phép dừng đỗ xe hoặc tập trung trên các cầu Khánh Hội, Mống, Calmette, Ông Lãnh, Thủ Thiêm, Sài Gòn, Phú Mỹ, các cầu trên đường Mai Chí Thọ và trên nóc hầm vượt sông Sài Gòn để xem pháo hoa.

cho-ben-thanh-1-4082-145484727-9751-2170

Khu vực vòng xoay trước chợ Bến Thành rực rỡ. Ảnh: Xuân Ngọc


Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X