Hotline 24/7
08983-08983

Báo Trung Quốc dọa Singapore vì tình hình Biển Đông

Dù là nước ngang ngược và khiến tình hình tại Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng Trung Quốc luôn tìm cách đổ lỗi cho cả thế giới.

Trung Quốc chỉ trích Singapore gây rối tình hìnhBiển Đông

Tờ Phụ nữ Đô thị xuất bản tại Tế Nam, Trung Quốc ngày 26/8 đăng bài: "Vạch mặt kẻ gây rối Biển Đông - Singapore", trong đó đổ tội cho cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn ở Biển Đông.

Theo tờ báo này, Cục diện Biển Đông trở nên căng thẳng là vì chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, mà chính sách này lại đến từ kiến nghị của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

"Trung Quốc lâu nay cứ nghĩ đến tình nghĩa đồng bào, nên đối với Singapore luôn luôn giữ lễ. Nhưng có lẽ chính vì sự khách sáo này đã làm hỏng người Singapore.

Đầu tháng 8 năm nay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi thăm Mỹ đã rêu rao, Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông đã đưa ra định nghĩa rất thuyết phục cho các bên yêu sách.

Bao Trung Quocdoa Singapore vi tinh hinh BienDong
Trung Quốc chỉ trích Singapore gây rối Biển Đông trong khi chính mình là trung tâm gây xáo trộn căng thẳng.

Hàm ý của ông Long là muốn Mỹ tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh chấp nhận phán quyết trọng tài.

Sau Mỹ, Nhật, Australia và EU, Singapore là nước tích cực hơn cả các đồng minh còn lại của Mỹ như Hàn Quốc, Anh trong vấn đề Biển Đông.

Từ lúc nào Singapore đã trở thành kẻ quấy rối Biển Đông? Có thể nói rằng cục diện Biển Đông ngày nay là do chiến lược xoay trục của Mỹ, mà chiến lược này lại do Lý Quang Diệu kiến nghị", tờ báo cáo buộc.

Tờ báo Trung Quốc nhấn mạnh, ông Lý Quang Diệu lo lắng Trung Quốc trỗi dậy sẽ là mối uy hiếp tiềm tàng đối với Singapore vì vậy từng nhiều lần thăm Mỹ và khuyên Washington quay trở lại châu Á.

Điển hình như, năm 2009, ông Lý Quang Diệu nói tại Washington rằng, nếu Mỹ không tiếp tục can thiệp vào sự vụ châu Á và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thì có thể đánh mất vị thế lãnh đạo toàn cầu.

"Quan điểm này đã kích thích người Mỹ. Năm 2011 Mỹ đưa ra chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, từ đó Biển Đông trở thành điểm nóng.

Từ đó trở về sau, Singapore liên tục dương vây hò hét ở Biển Đông, trước sau thời điểm có Phán quyết Trọng tài từng mấy lần mượn sức Mỹ để gây áp lực với Trung Quốc.

Chiến lược quay trở lại châu Á không chỉ dừng lại ở Biển Đông. Trên lĩnh vực kinh tế Singapore cũng đề xuất hiệp định TPP để thách thức Trung Quốc.

Lý Hiển Long từng nhiều lần hối thúc Mỹ phê chuẩn TPP, thậm chí đe dọa: "Nếu TPP không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mà bị chết yểu, Mỹ sẽ bị gạt khỏi hệ thống thương mại ở châu Á do Trung Quốc lãnh đạo".

Ý của Lý Hiển Long là khuếch đại mối uy hiếp từ Trung Quốc, chọc phá quan hệ Trung - Mỹ", tờ Phụ nữ Đô thị lên án.

Nói thêm về vai trò của Singapore, tờ Phụ nữ Đô thị cũng cáo buộc, chính quyền Thủ tướng Lý Hiển Long dựa vào ảnh hưởng kinh tế, thủ đoạn ngoại giao thuần thục của mình cùng uy tín, ảnh hưởng quốc tế để nắm vai trò tại ASEAN.

"Việc ASEAN ngày càng nhấn mạnh "lập trường thống nhất" trong vấn đề Biển Đông về cơ bản thể hiện ý kiến của Singapore", tờ báo nhận định.

Để củng cố thêm lập luận của mình, tờ phụ nữ đô thị còn dẫn lời 3 nhà nghiên cứu Trung Quốc để chỉ trích Singapore.

Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận xét, Singapore chỉ có 5 triệu dân, lại nằm nơi yếu địa châu Á, nên phải cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, nghiêng bên nào cũng có thể rước họa vào thân.

Nguyễn Thứ Sơn - bình luận viên đài Phượng Hoàng thì nói, Trung Quốc quá khách sáo với Singapore nên làm hỏng quốc gia này. Singapore hưởng lợi từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã không đòi báo đáp, nay lại còn đòi áp bức nước lớn.

Tiết Lực từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thì kiến nghị, từ nay về sau khi xử lý vấn đề an ninh, Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc nên học Singapore, muốn làm gì thì làm, đừng để "nút thắt văn hóa" trói buộc.

Trung Quốc đổ lỗi cho cả thế giới gây rối biển Đông

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cũng như truyền thông nước này đưa ra các lập luận để chối bỏ trách nhiệm liên quan đến biển Đông.

Còn nhớ, sau phán quyết do Toà trọng tài thường trực (PCA) công bố ngày 12/7 bất lợi cho Trung Quốc, trong đó nói nước này đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên Biển Đông, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã đổ lỗi cho chính sách "xoay trục" của Mỹ về phía Châu Á trong nhiều năm trở lại đây làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, Toà trọng tài được mở ra để xét xử vụ kiện này "sẽ vô hình chung mở cửa cho những hành vi lạm dụng toà trọng tài".

"Nó chắc chắn sẽ làm xói mòn và suy yếu động lực đàm phán và tham vấn của các nước trong giải quyết các tranh chấp. Tiếp đó sẽ làm gia tăng căng thẳng và thậm chí là xung đột", ông Thôi Thiên Khải nói.

Trước đó, trên trang nhất của Nhân dân nhật báo ngày 11/7, Trung Quốc bác bỏ toàn bộ việc làm của tòa án quốc tế trong vụ kiện của Philippines và gọi đây là những việc làm "bất hợp pháp".

Tờ báo cáo cuộc Mỹ sử dụng vụ kiện để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và bảo vệ "quyền bá chủ trong khu vực" của riêng nước Mỹ."Một số người muốn bôi nhọ Trung Quốc bằng cách đảo ngược tình thế và khiến mọi thứ trở nên rắc rối, gọi nạn nhân thực sự là người vi phạm pháp luật”.

"Rõ ràng, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn không phải là thủ phạm mà là nạn nhân", tờ báo nói thêm.

Tại Đối thoại Shangri La lần thứ 15 diễn ra tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bao biện, đổ lỗi cho Mỹ, Nhật Bản “cố tình chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực”.

Cùng với việc bao biện cho hoạt động xây dựng trái phép quy mô lớn ở Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu các nước “ngoài khu vực” tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông.

Đại diện Trung Quốc cũng bày tỏ lập trường không đồng tình với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho rằng phải tính toán tổng hợp các yếu tố gồm Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển Liên hợp quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và bối cảnh lịch sử để giải quyết hoà bình tranh chấp ở Biển Đông.

Không chỉ cáo buộc Mỹ hay Singapore, Philippines cũng nhiều lần bị Trung Quốc lên án là thủ phạm gây ra căng thẳng trên biển Đông.

Hôm 23/2, phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ John Kerry ở thủ đô Washington, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị  đã lớn tiếng cáo buộc Philippines mới là nước gây căng thẳng ở biển Đông.

Ông Vương cho rằng Philippines "chính xác là quốc gia vi phạm các quy định tại Điều 4 của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cũng là nước đã hủy bỏ đối thoại, đàm phán trực tiếp với Trung Quốc".

Không chỉ thế, ngoại trưởng Trung Quốc còn nhấn mạnh, đó là hành động "đáng tiếc và thiếu khôn ngoan" của Manila. Nhà ngoại giao này còn mạnh miệng kêu gọi các bên liên quan, trong đó có cả Mỹ và Philippines, không thực hiện hành vi do thám quân sự, gửi tàu khu trục tên lửa và máy bay ném bom chiến lược tới biển Đông.

Theo Hoàng Sơn - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X