Hotline 24/7
08983-08983

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh cúm mùa

Bài viết của BS Hồ Thị Thiên Ngân - Viện Pasteur TPHCM dưới đây sẽ giúp bạn đọc AloBacsi nắm rõ hơn về bệnh cúm mùa và các biện pháp phòng bệnh cúm mùa.

Với cúm mùa 2017 - 2018, WHO, CDC khuyến cáo cách tốt nhất phòng bệnh cúm mùa cho trẻ và gia đình: thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm hàng năm.

Vaccin cúm an toàn cho mọi người, tiêm vaccine cúm giúp giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm biến chứng đưa đến tử vong.

Không nên trì hoãn tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm mùa cho bạn và gia đình.

"Virus cúm khó lường và điều quan trọng là nhận được vắc xin sớm sẽ giúp cơ thể được bảo vệ khi virus bắt đầu lưu hành".

Câu hỏi 1: Bạn biết gì về bệnh cúm?


Cúm mùa là bệnh rất thường gặp, để lại gánh nặng lớn cả về y tế lẫn kinh tế cho gia đình và xã hội.

Cách phòng chống cúm mùa đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin cúm.

Hiện tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin cúm mùa ở việt nam còn rất thấp (< 1%).

Câu hỏi 2: Phân loại và đặc điểm của bệnh khi nhiễm virus cúm?


Phân lọai: Type a, b, c

- Type a-subtypes:

+ 2 subtypes trên người (H1N1, H3N2)
+ Nhiều subtypes gia cầm, kể cả H5N1

- Type b-ít gây bệnh cho người
- Type c-không tạo dịch, hiếm gặp

Đặc điểm của bệnh khi nhiễm virus cúm


Virus cúm

Đặc điểm

Virus cúm a

Gây bệnh cảnh vừa - nặng

Đột biến điểm & đ/b đoạn

à khả năng gây dịch lớn & đại dịch

Gây nhiễm nhiều loài (người, đ/vật)

Virus cúm b

Gây bệnh cảnh nhẹ-vừa

Khả năng gây dịch nhỏ

Chỉ gây bệnh trên người

Virus cúm c

Gây bệnh cảnh như cảm lạnh, nhẹ

Chỉ gây bệnh trên người


Câu  hỏi 3: Sự lưu hành của virus cúm trên phạm vi toàn cầu (đến 2/6/2018)




Của Việt Nam đến ngày 2/6/2018:


Câu hỏi 4: Đường lây và sự lây truyền bệnh cúm?


Đường lây truyền: Qua đường hô hấp, qua giọt bắn khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, qua tiếp xúc chất tiết của bệnh nhân, qua không không khí, qua trung gian bàn tay chạm bề mặt tiếp xúc rồi đưa lên vùng mắt, mũi, miệng.

Sự lây truyền virus cúm:

- Thời kỳ ủ bệnh: 1-4 ngày  (thường 2-3 ngày)
- Giai đọan lây:
+ Có thể bắt đầu 1 ngày trước khi có sốt.
+ Đỉnh lây truyền vào ngày 1 sau khi bắt đầu triệu chứng
+ Lây truyền cao từ ngày 1- 3
+ Người lớn có thể lây đến ngày 7
+ Trẻ em có thể lây trong thời gian dài hơn
+ Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể lây virus trong nhiều tháng

Câu hỏi 5: Đối tượng nào có nguy cơ cao dễ mắc cúm?


- Trẻ em < 5 tuổi
- Người già >  65 tuổi
- Trẻ em và vị thành niên (<18 tuổi) được điều trị aspirin kéo dài
- Phụ nữ có thai
- Có bệnh mạn tính: hen, bệnh hô hấp mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh về máu, bệnh thần kinh / thần kinh-cơ, rối loạn chuyển hóa (tiểu đường); suy giảm miễn dịch (hiv).

Câu hỏi 6: Phân biệt bệnh cúm và bệnh cảm lạnh


Triệu chứng

Cảm lạnh

Cúm

Sốt

Ít gặp

Cao (39-40oc)

Đau đầu

Hiếm gặp

Thường gặp

Đau cơ

Nhẹ

Nặng

Khó chịu

Nhẹ, một vài ngày

Nhiều, có thể 3 tuần

Mệt mỏi nhiều

Ít gặp

Thường gặp

Tắc mũi

Thường gặp

Thường gặp

Hắt hơi

Thường gặp

Đôi khi

Chảy mũi/ nghẹt mũi

Thường gặp

Thường gặp

Đau họng

Thường gặp

Thường gặp

Ho / đau ngực

Nhẹ

Trung bình - nặng


Câu hỏi 7: Biến chứng bệnh cúm?


- Viêm thanh khí phế quản (croup) (trẻ nhỏ)
- Viêm phổi tiên phát do virus cúm
- Bội nhiễm vi khuẩn thứ phát:
+ Streptococcus pneumoniae
+ Staphylococcus aureus
+ Hemophilus influenzae
- Viêm cơ (hiếm, ở trẻ em, type b): tiêu cơ vân, tiểu myoglobin – suy thận
- Biến chứng tim: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
- Biến chứng thần kinh: viêm não, bệnh lý não (encephalopathy),viêm tủy cắt ngang; hc guillian-barré.
- Tử vong: chủ yếu do viêm phổi do vi khuẩn, suy tim.

Câu hỏi 8: Gánh nặng bệnh cúm toàn cầu theo đánh giá WHO như thế nào?


Theo tổ chức y tế thế giới (who) ước tính hàng năm có:

- 5%-10% ở người lớn và 20%–30% ở trẻ em mắc cúm
- 3-5 triệu ca cúm nặng và hàng năm có khoảng 290 000 - 650 000 ca tử vong liên quan đến bệnh đường hô hấp từ nhiễm virus cúm.  Số này dựa vào số liệu cập nhật gồm nhiều qg hơn, cả các nước thu nhập thấp & trung bình, (tuy nhiên chưa tính số chết do bệnh như tim mạch, tiểu đường, hen có liên quan đến cúm).

- Hầu hết tử vong ở nhóm người cao tuổi (>75) & những vùng nghèo nhất trên thế giới (sub-saharan africa là vùng có nguy cơ tử vong do cúm cao nhất,  đông địa trung hải & đông nam á (us-cdc).

- Bệnh cúm khi mắc có biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.

- Trường hợp nặng, có biến chứng phải nhập viện và có thể gây tử vong chủ yếu ở nhóm nguy cơ cao.

- Ở các nước phát triển, tử vong thường xảy ra ở người trên 65 tuổi.

- Dịch cúm làm mất/giảm đáng kể ngày công, năng suất lao động hay ngày học.

- Gây quá tải ở phòng khám, cơ sở điều trị bệnh viện.

Gánh nặng toàn cầu của bệnh cúm ở trẻ em


- Dữ liệu giám sát tại 350 điểm ở 60 quốc gia (1982–2012):

+10% nhập viện vì bệnh hô hấp có phối hợp với cúm ở trẻ <18 tuổi
+ Trong đó nhóm trẻ 5-17 tuổi có tỷ lệ cao nhất (14-20%)
+ Tỷ lệ nhập viện ở các nước đang phát triển cao gấp 3 lần nước phát triển.

- Gần như tất cả các ca chết ở trẻ <5t nhiễm trùng đường hô hấp dưới liên quan đến cúm là tại các nước đang phát triển.

- Tại các nước thu nhập thấp & trung bình có gánh nặng do cúm cao nhất ở trẻ em, nhưng tại các quốc gia này các số liệu này rất hạn chế.

- Trong thực tế thì chưa có số liệu về tác động của dịch cúm mùa tại tại các vùng nghèo nhất trên thế giới.

- Ở trẻ em cúm nguy hiểm hơn bệnh cảm lạnh thông thường.

- Trẻ < 5t, đặt biệt là trẻ <6th – 2t có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do mắc cúm.

- Trẻ ở mọi nhóm tuổi có bệnh lý nền mãn tính như hen, tiểu đường, bệnh lý về não hệ thần kinh, tim, phổi, thận, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa… cũng thuộc nhóm nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm.

- Mỗi năm tại Hoa Kỳ có hàng triệu trẻ mắc cúm mùa, hàng ngàn trẻ phải nhập viện & hàng trăm trẻ tử vong do cúm:

+ Hoa Kỳ, từ 2010 : trẻ <5t nhập viện 7000 - 26,000.
+ 2004-2005, tử vong có liên quan đến nhiễm cúm mùa ở trẻ em: 37 - 171 ca chết.
+ 2017-18: là mùa cúm rất nặng: 171 trẻ tử vong (đến 1/6). Trong số này 80% không tiêm vaccine cúm.
+ Tỉ lệ nhập viện vượt qua kỷ lục 1014-15 (710 ngàn). H3N2 là chủng trội.

Câu 9: Phòng bệnh cúm mùa


Tiêm ngừa vaccine cúm.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch / hoặc sản phẩm nước rửa tay khi cho trẻ đi dã ngoại hoặc khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

Rửa tay trước khi đưa tay lên vùng mắt mũi miệng.

Ăn uống đầy đủ chất.

Thường xuyên tập luyện thể thao.

Nghỉ ngơi tại nhà khi dấu hiệu bệnh.

Câu 10: Tại sao phải tiêm phòng vaccine phòng bệnh cúm?


- Biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và bệnh cảnh nặng, biến chứng do cúm gây ra.

Giảm cơ hội nhiễm cùng lúc hai loại virus cúm người và cúm gia cầm:
+ Giảm cơ hội tái cấu trúc gen.
+ Giảm hoặc làm mất cơ hội xuất hiện chủng virus mới có tiềm năng gây đại dịch.

- Hiệu quả phòng bệnh cúm với các chủng virus có trong vaccine khoảng 2-3 tuần sau tiêm.

- Thời gian duy trì miễn dịch của vaccine: thường từ 6 -12 tháng.

- Các vaccine cúm an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm:

+ Tỷ lệ bảo vệ tương đối cao: 70-90%.
+ Giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh.
+ Giảm 70-80% tử vong liên quan đến cúm.
+ Giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bệnh.


Câu hỏi 11: Cho biết lịch tiêm phòng vắc xin cúm?


Cần tiêm nhắc lại mỗi năm:

- Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml.
- Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml.
- Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.

Câu hỏi 12: Khuyến cáo của Tổ chức  Y tế thế giới (WHO) về tiêm vaccine cúm


- Phụ nữ có thai (ưu tiên cao nhất)
- Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi
- Người ≥ 65 tuổi
- Người mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường, hen, bệnh tim hay phổi mãn tính, suy giãm miễn dich HIV/AIDS)
- Nhân viên y tế

Khuyến cáo của bộ y tế về việc tiêm vaccine phòng bệnh cúm (quyết định 2078/qđ-byt ngày 23/6/2011)

- Nên tiêm phòng vaccine cúm hằng năm
- Các nhóm nguy cơ lây nhiễm cúm nên tiêm phòng:
+ Nhân viên y tế
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch …)
+ Người già trên 65 tuổi

Tài liệu tham khảo

(us-cdc)-who- global health partners. (who news release  http://www. Who.int/mediacentre/news/releases/2017/seasonal-flu/en/.)
http://www.who.int/influenza/vaccines/en/
Who. Influenza (seasonal). Fact sheetno.211 http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs211/en/
Lafond ke, et al. Plos med 2016;13(3):e1001977 2. Nair h, et al. Lancet 2011; 378(9807):1917
Https://www.nationaljewish.org/health-insights/health-infographics/flu-prevention-tips
Http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1085/benh-cum
Vaccines against influenza who position paper – november 2012. No. 47, 2012, 87, 461–476 http://www.who.int/we
Effect of influenza vaccination of children on infection rates in hutterite communities, a randomized trial. Jama. 2010; 303(10): 943-950


Theo BS Hồ Thị Thiên Ngân
Viện Pasteur TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X