Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Tại sao chiều cao không tăng dù tập thể dục và uống sữa đều đặn?
Câu hỏi
Em chào bác sĩ ạ, Em đang rất lo lắng vì sau khi theo dõi chiều cao của mình từ 2016, em nhận thấy mình không hề cao lên dù chỉ một phân. Lại càng lạ khi em là một người tập thể thao cường độ rất thường xuyên (gần như chơi bóng rổ, cầu lông hằng ngày, mỗi lần ít nhất một tiếng), uống sữa và thuốc bổ đều đặn. Em đã từng trải qua quá trình chữa bệnh hen. Đã có lông nách, lông vùng kín, tuy nhiên chưa vỡ giọng hoàn toàn, một số dấu hiệu khác của tuổi dậy thì chưa xuất hiện. Tay và chân (đi giày cỡ 43) rất to so với chiều cao, ngang bằng một người cao 1m8. Em muốn hỏi: em có thể đang trải qua vấn đề gì, em cần làm gì và việc khám tuổi xương trong lúc này có thực sự cần thiết không ạ? Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều và chúc bác sĩ năm mới tốt lành.
Trả lời
Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động chính của hormone sinh dục, các cơ quan trên cơ thể sẽ phát triển vượt trội, từ chiều cao, cân nặng cho đến các đặc điểm phái tính. Chiều cao của một người chủ yếu được quy định bởi đặc điểm di truyền và môi trường, trong đó các yếu tố thường ảnh hưởng bao gồm giấc ngủ, dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao. Yếu tố di truyền giới hạn chiều cao tối đa mà em có thể đạt được.
Ở lứa tuổi của em (17 tuổi), với chiều cao 1m65 không phải là bất thường, nếu là nam giới thì vẫn còn có khả năng cao lên được, thậm chí có thể tăng vọt chiều cao thêm 10-12 cm một năm nếu được chăm sóc và dinh dưỡng tốt.
Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng. Do đó thiếu hụt chất này sẽ hạn chế chiều cao cơ thể. Đặc biệt đối với tuổi dậy thì, nên bổ sung nhiều nguồn thức ăn từ hải sản giàu canxi như cua, ốc, tôm, tép, cá... Ngoài ra em cũng nên ngủ sớm, đặc biệt là ngủ sâu trong giai đoạn 10h tối tới 2h sáng thì hormon tăng trưởng chiều cao mới có thể tiết ra được.
Về vấn đề bàn tay bàn chân to, do không trực tiếp thăm khám nên bác sĩ chưa thể đánh giá được, có thể do em lo lắng quá mức. Bàn tay bàn chân to bất thường hay gặp ở các bệnh nhân u tuyến yên. Tuyến yên tiết ra hormone sinh trưởng Growth hormone (GH). Hormone này kích thích tuyến giáp, kích thích sinh dục, ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình trao đổi chất như tổng hợp protein, tác động gián tiếp đến mô sụn và xương, do đó chiều cao cũng sẽ tăng rất nhanh nếu em bị u tuyến yên trong giai đoạn dậy thì.
Do đó chỉ nghĩ tới khi em có kèm các dấu hiệu mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc, tăng chiều cao liên tục dù đã qua khỏi tuổi dậy thì em nhé!
Thân mến.
>> Phương pháp tăng chiều cao sau tuổi 19
Tuổi dậy thì (từ 14
đến 18 tuổi) là giai đoạn xương đang phát triển và định hình. Vì vậy, cơ
thể có khả năng cao hết mức. Chúng ta thường quan niệm rằng con gái đến
18 tuổi và con trai đến 20 tuổi sẽ không còn cách tăng chiều cao nào
được nữa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã bác bỏ quan điểm trên
và cho rằng thậm chí qua 20 tuổi, chiều cao vẫn có thể được cải thiện.
Trên thực tế, chiều cao được quyết định phần lớn là nhờ các hormone tăng
trưởng, bên cạnh đó gen di truyền, chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng
đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình