Hotline 24/7
08983-08983

Sự thật về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm bạn nên biết

Tạp chí Bright Side vừa đưa ra bảng những hiểu lầm thường gặp về thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF)

1. IVF là thụ tinh trong "ống nghiệm"?

q

Trái ngược với hình dung phổ biến của nhiều người, thụ tinh nhân tạo không được thực hiện trong một chiếc ống nghiệm, mà là trong đĩa Petri chuyên dụng.

2. Sau IVF, trẻ sinh ra sẽ ốm yếu hơn?

Đây là một hiểu lầm không có cơ sở khoa học.Thứ nhất, chỉ có phôi mạnh nhất được chọn cho quy trình thụ tinh và sau đó chúng sẽ có cơ hội phát triển thành những em bé khỏe mạnh. Thứ hai, IVF là một phương pháp tốn kém và chỉ những gia đình có đủ tiềm lực kinh tế mới thực hiện được, điều đó khẳng định đây là dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cao.

A

3. Cha mẹ tương lai có thể chọn giới tính của em bé?

Điều này không hoàn toàn đúng. Tất cả các bác sĩ thực hiện phương pháp IVF đều phải tuân thủ nhiều quy tắc nghiêm ngặt mang tính bắt buộc. Trường hợp đặc biệt khiến cha mẹ được lựa chọn giới tính của con là khi một trong hai người có nguy cơ di truyền một căn bệnh về giới tính sang em bé.

4. Phương pháp IVF giúp thai phụ mang đa thai?

Điều này không phải lúc nào cũng đúng, tuy nhiên, trường hợp mang đa thai cũng thường xuyên xảy ra hơn đối thai phụ làm thụ tinh nhân tạo. Trên thực tế các bác sĩ thường sử dụng 2 hoặc 3 phôi thai thay vì chỉ một. Điều này giúp làm tăng cơ hội mang thai hơn. Kết quả là, đa thai xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ thực hiện IVF.

5. Ống dẫn trứng được lấy ra để làm IVF?

Ngược lại, khi ống dẫn trứng gặp vấn đề trục trặc là một dấu hiệu cho thấy một người phụ nữ cần phải thực hiện IVF.

6. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể trải nghiệm niềm vui làm mẹ ở mọi lứa tuổi

Đúng là phương pháp IVF có thể giúp phụ nữ trên 40 tuổi có thai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mang thai ở độ tuổi này sẽ dễ dàng như khi bạn ở độ tuổi 20.

Trong thực tế, người phụ nữ trẻ hơn có cơ hội mang thai cao hơn. Quy tắc này áp dụng cho cả thụ tinh tự nhiên và thu tinh nhân tạo. IVF không nên được thực hiện cho kế hoạch hóa gia đình ở độ tuổi lớn hơn nhưng để giải quyết vấn đề khó mang thai tự nhiên.

7. IVF là một dấu hiệu cho hoạt động mổ lấy thai

Có rất nhiều dấu hiệu để một thai phụ phải được mổ lấy thai, kể cả khi mang thai theo cách tự nhiên. Quyết định mổ lấy thai liên

8. Thai phụ cần nghỉ ngơi trên giường sau khi cấy phôi thai?

Theo các bác sĩ, bất kể mang thai theo kỹ thuật nào thì các thai phụ cũng nên hoạt động. Nếu thai kỳ tiến triển tốt, bạn nên tập thể dục. Sự lưu thông máu tốt giúp thai nhi càng phát triển tốt hơn. Khi vấn đề vận động có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe của thai phụ và em bé thì bác sĩ sẽ có chỉ định khi cần thiết.

9. Một phương pháp đau đớn?

Lần đau đớn lớn nhất khi thực hiện IVF là việc lấy trứng, được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng đặc biệt. Việc chuyển phôi là hoàn toàn không đau.

10. Thành công ngay trong lần đầu tiên?

nhung lam tuong va su that ve thu tinh trong ong nghiem cac bac cha me tuong lai nen biet

Số liệu thống kê về hiệu quả của phương pháp này khi thực hiện lần đầu tiên có sự thay đổi giữa các quốc gia; tuy nhiên trung bình chỉ 30% phụ nữ có thai sau lần thử đầu tiên.

11. IVF chữa bệnh vô sinh?

Thực tế là IVF chỉ giúp thụ thai chứ không chữa được bất kỳ bệnh nào. Việc điều trị vô sinh cần bắt đầu từ lâu trước khi thụ tinh nhân tạo; nếu nó không mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đến phòng khám sinh sản trước khi thực hiện IVF.

IVF - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

1. Bạn có thể giữ đông lạnh noãn bào để sử dụng trong tương lai

Nếu bạn muốn trì hoãn việc có con hoặc lo ngại về chất lượng của trứng và tinh trùng, bạn có thể đăng ký trữ phôi đông lạnh và bảo quản chúng trong nhiều thập kỷ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có công việc liên quan đến môi trường độc hại hoặc những người phải trải qua hóa xạ trị để chữa bệnh.

Bên cạnh đó, những người trên 35 tuổi nên kiểm tra chất lượng của noãn bào và đóng băng tinh trùng và trứng nếu cần thiết.

2. 8 triệu em bé được sinh ra nhờ IVF

Theo thống kê, gần 8 triệu trẻ em được sinh ra bằng phương pháp IVF. Bạn hãy tưởng tượng, 8 triệu em bé đã có cơ hội được sinh ra nhờ y học hiện đại. Con số này cao hơn cả dân số Đan Mạch.

3. Người mẹ già nhất trên thế giới sử dụng IVF để có thai

Rajo Devi, 75 tuổi và là người mẹ lớn tuổi nhất thế giới. Bà hiện có con đầu lòng, Naveen, 5 tuổi. Rajo sống trong một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ. Cô và chồng cô đã cố gắng mang thai kể từ khi bắt đầu cuộc hôn nhân từ khi Rajo chỉ mới 12 tuổi. Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực của họ thất bại và những năm gần đây, họ đã chuyển sang lựa chọn dịch vụ y học hiện đại.

Rajo đã sinh con ở tuổi 70 sau lần làm IVF đầu tiên. Để có được em bé không hề dễ dàng do tuổi của người mẹ đã cao nhưng nhờ vào y học hiện đại, mọi thứ đều ổn thỏa. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Ấn Độ là 68 tuổi, sinh con ở tuổi 70 thực sự là một phép lạ.

Có lẽ, Rajo không nói tuổi thật của bà ấy trong phòng khám vì phụ nữ trên 50 tuổi thường bị từ chối thực hiện IVF.

Rajo Devi, 75 tuổi và là người mẹ lớn tuổi nhất thế giới
Rajo Devi, 75 tuổi và là người mẹ lớn tuổi nhất thế giới

4. IVF không hề dễ dàng trong 9 tháng thai kỳ

Việc chuẩn bị cho quy trình IVF bao gồm liệu pháp nội tiết tố giúp chuẩn bị cho cơ thể của người phụ nữ cho thai kỳ trong tương lai.

Bên cạnh đó, để có được nhiều hơn một quả trứng (trong một chu kỳ bình thường), liệu pháp hormon được sử dụng cho sự trưởng thành nhanh chóng của trứng. Sau đó, trứng được lấy bằng một cây kim mỏng. Đây là bước duy nhất có thể gây nguy hiểm do phản ứng cơ thể của mỗi cá nhân là khác nhau và việc kích thích nội tiết tố có thể dẫn đến những biến chứng nhất định.

5. IVF được thực hiện miễn phí

Ở nhiều quốc gia, chính phủ đều chi tiền hàng năm cho IVF. Trong hầu hết các trường hợp, một hoặc hai lần thử đầu tiên sẽ được nhà nước được thanh toán. Đây là một trợ sự giúp tuyệt vời cho các gia đình gặp khó khăn khi mang thai.

6. Em bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp IVF lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc

Em bé đầu tiên được ra đời bằng phương pháp IVF được sinh ra ở Anh. Cô gái tên là Louise. Cha mẹ cô là Lesley và John Brown, đã cố gắng mang thai trong nhiều năm nhưng không thể và họ tìm đến IVF.

Thủ tục IVF đầu tiên được giữ kín nhưng báo chí đã phát hiện ra theo Lesley trong suốt quá trình mang thai của cô. Lesley nhận được rất nhiều thư đe dọa vì nhiều người trong xã hội có phản ứng tiêu cực đối với thụ tinh nhân tạo.

Sau nhiều năm, Lesley đến phòng khám để có thêm một em bé khác bằng phương pháp IVF, đó là cô gái Natalie.

“6 năm, 3 chu kỳ IUI, 6 lần IVF, 3 lần sảy thai, một thai kỳ, số tiền 100.000 đô la cùng với nhiều hóa đơn y tế và hàng nghìn mũi tiêm, 9 tháng căng thẳng và lo lắng... Nhưng chúng đều đáng giá. Đây là con trai của tôi Lincoln. ”
“6 năm, 3 chu kỳ IUI, 6 lần IVF, 3 lần sảy thai, một thai kỳ, số tiền 100.000 đô la cùng với nhiều hóa đơn y tế và hàng nghìn mũi tiêm, 9 tháng căng thẳng và lo lắng... Nhưng chúng đều đáng giá. Đây là con trai của tôi Lincoln. ”

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Theo quy định tại điều 11 Thông tư 57/2015 TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015 NĐ-CP quy định quy trình thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
    Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;
    Đánh giá dự trữ buồng trứng;
    Kích thích buồng trứng;
    Theo dõi sự phát triển nang noãn;
    Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;
    Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;
    Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
    Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;
    Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
    Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;
    Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;
    Nuôi cấy phôi và theo dõi;
    Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
    Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
    Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;
    Siêu âm đường âm đạo xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.

Quy trình chuẩn bị tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm
Chuẩn bị tinh trùng là kỹ thuật nhằm mục đích loại bỏ các tinh trùng chết và tinh tương nhằm thu được mẫu nhiều tinh trùng khỏe mạnh để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Quy trình
*Lấy mẫu tinh dịch:
- Người chồng kiêng quan hệ tình dục từ 3 đến 7 ngày trước khi lấy mẫu tinh dịch;
- Chuẩn bị trước các dụng cụ dùng để xử lý mẫu tinh trùng, mỗi người một bộ dụng cụ riêng có ghi tên vợ và chồng hoặc đánh mã số;
- Lấy tinh dịch bằng phương pháp thủ dâm. Rửa tay và bộ phận sinh dục sạch trước khi lấy mẫu.
* Chuẩn bị tinh trùng:
- Để mẫu tinh dịch ly giải hoàn toàn trong tủ ấm, ghi lại thời gian ly giải hoàn toàn;
- Lấy một ít tinh dịch đánh giá các chỉ số chung;
- Chuẩn bị tinh trùng bằng các kỹ thuật cơ bản;
- Cặn chứa tinh trùng thu được sau chuẩn bị sẽ dùng để làm IVF hoặc ICSI.

Quy trình chọc hút noãn làm thụ tinh trong ống nghiệm
Chọc hút noãn là kỹ thuật noãn được lấy ra ngoài qua đường âm đạo bằng cách chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm, sau đó cho thụ tinh với tinh trùng ở môi trường ngoài cơ thể.
Quy trình:
Giảm đau bằng gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê; Nhịn ăn trước khi chọc hút noãn, đi tiểu hết trước khi làm thủ thuật;
Làm sạch âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bằng nước muối sinh lý; Trải săng vô trùng che chân và bụng;Tráng bơm tiêm, kim chọc hút noãn bằng môi trường dùng cho chọc hút noãn trước khi chọc hút;Tiến hành chọc hút noãn dưới hướng dẫn của siêu âm; Chuyển ngay dịch nang chọc hút được vào phòng lab để tìm và nhặt noãn;Tráng lại bơm tiêm và kim tránh sót noãn trong kim và bơm tiêm.

*Theo dõi sau chọc hút
    Nằm nghỉ tại phòng sau chọc hút;
    Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, đau bụng, chảy máu âm đạo;
    Hướng dẫn dùng thuốc, hẹn ngày chuyển phôi nếu chuyển phôi tươi.

Quy trình chuyển phôi
Chuyển phôi là kỹ thuật trong đó một hoặc nhiều phôi được chuyển vào buồng tử cung của người nhận để phôi làm tổ.
Quy trình:
Chuẩn bị phôi chuyển sẵn sàng trong đĩa, cần đối chiếu số phôi, tên, tuổi, số hồ sơ cẩn thận; Cần nhịn tiểu cho bàng quang căng;Nằm tư thế phụ khoa;Vệ sinh vùng âm hộ;Mở mỏ vịt, lau sạch cổ tử cung bằng môi trường chuyển phôi;Luồn nhẹ nhàng catheter vỏ ngoài qua ống cổ tử cung vào đến eo tử cung, vừa luồn vừa quan sát dưới siêu âm qua đường bụng;Chuẩn bị hút phôi vào catheter lòng trong sau khi đã luồn được catheter vỏ ngoài vào qua eo tử cung;Luồn nhẹ nhàng catheter lòng trong chứa phôi vào trong buồng tử cung, đầu catheter cách đáy tử cung khoảng 2 cm;Bơm nhẹ nhàng đặt phôi vào trong buồng tử cung; Nhẹ nhàng rút catheter ra khỏi buồng tử cung; Kiểm tra lại catheter xem độ sạch, phôi còn sót lại không;Tháo mỏ vịt;Nằm nghỉ ít nhất 30 phút trước khi ra về

Theo VietnamMoi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X